Phân biệt inox 304 và 201, Phân biệt inox 304 và 316
Inox đã trở thành vật liệu không thể thiếu trong xã hội hiện đại, nó gặp mặt ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất như: nội thất, ngoại thất, gia dụng hằng ngày, linh kiện điện tử, bộ phận quan trọng của máy móc, phương tiện chuyên chở,…
Inox trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau, bao gồm: Inox 304, 316, 314, 201, 204, 206,… Mỗi loại Inox này sở hữu những ưu điểm và hạn chế khác nhau, phù hợp với từng trường hợp sử dụng cụ thể. Để phân biệt inox 304 và 201, người ta chủ yếu dựa vào những đặc tính cơ bản của nó – được phát huy trong quá trình sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ, Mua Phế Liệu Thịnh Phát sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất về vật liệu Inox, cũng như cách nhận biết inox 304 và 316.
Xã hội càng phát triển thì con người càng nỗ lực hơn trong việc tìm kiếm những loại vật liệu mới. Inox (hay còn gọi thép không gỉ) được định nghĩa như sau: là hợp chất bao gồm 3 thành phần chính sắt – thép – crom, trong đó tỷ lệ crom chiếm ít nhất 10.5% và carbon chiếm ít nhất 12% tính theo khối lượng thực tế của Inox. Tùy theo hàm lượng các chất hóa học có trong Inox, mà người ta phân chia nó thành Inox 304, 316 và 201.
Mặc dù Inox có rất nhiều loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là Inox 304, 316 và 201. Ba loại inox này là nguyên liệu chính để sản xuất thiết bị gia dụng, phụ kiến trang trí nội ngoại thất, máy móc công nghiệp, các bộ phận quan trọng của phương tiện chuyên chở,… Ngay sau đây là dấu hiệu nhận biết 3 loại inox này, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn lựa chọn và sử dụng Inox đúng mục đích.
Ngoài ra, Thịnh Phát cũng thu mua phế liệu inox 304, 201, 316 với giá khá cao. Mời quý khách xem ngay bảng giá thu mua phế liệu hôm nay mới nhất của Thịnh Phát
Inox 304
Inox 304 thực chất là một loại thép không gỉ. Bên cạnh 3 thành phần chính yếu là sắt, carbon và crom, thì Inox 304 còn chứa thêm 2 kim loại khác nữa đó là: Niken và Mangan. Trong đó, tỷ lệ crom chiếm 18%, Niken chiếm 8% và Mangan 1%. Do có cấu tạo hóa học đặc biệt, nên Inox 304 sở hữu tính bền cao khá cao (gấp 2-3 lần tính bền của Inox 201).
Ưu điểm của Inox 304 phải kể đến như: chống oxy hóa trong môi trường tự nhiên, không bị ăn mòn bởi các yếu tố nước, không khí, độ ẩm, ánh nắng mặt trời,…, có thể chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt. Điều này được minh chứng bằng vẻ ngoài luôn sáng bóng của Inox 304, nó hoạt động ổn định cả trong điều kiện khắc nghiệt nhất như: thường xuyên tiếp xúc với nước biển, muối, bazơ, các loại hóa chất,… , không bao giờ bị gỉ sét, cong vênh hay biến dạng hình thức bên ngoài.
Mức độ từ tính của Inox 304 rất thấp, nhưng khả năng chịu lực và chịu nhiệt lại rất tốt, do đó rất nhiều nơi sử dụng Inox 304 để sản xuất thiết bị nhà bếp. Đối với bếp ăn công nghiệp – nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, muối, nhiệt độ cao,… nếu sử dụng thiết bị thông thường thì khả năng bị ăn mòn là rất lớn, qua đó không không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dùng. Với mong muốn tạo ra các vật dụng an toàn cho con người, có chất lượng tốt, giá trị thẩm mỹ cao, kinh phí sử dụng hợp lý,… thì không gì thích hợp hơn Inox 304.
Không chỉ phổ biến trong lĩnh vực nấu nướng, Inox 304 còn là nguyên liệu chính của các ngành sản xuất sau đây:
- Thiết bị điện tử: tủ lạnh, máy rửa bát, bồn rửa, kệ để đồ,…
- Các loại máy móc, dây chuyền chế biến thực phẩm công nghiệp: máy xay, máy cắt, máy trộn,…
- Đường ống dẫn khí, dẫn dầu,..
Inox 201
Về cơ bản Inox 201 cũng là một dạng của thép không gỉ, nhưng thành phần hóa học có đôi chút khác biệt so với Inox 304 và 316, đó là: tỷ lệ Crom chiếm 13%, Niken chiếm 4,5%, Mangan chiếm 7.1%. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của các yếu tố như Nito, Silic,… trong thành phần của Inox 201.
Do sở hữu hàm lượng Niken thấp hơn hẳn so với Inox 304, nên độ dẻo và độ bền của Inox 201 không được đánh giá cao. Vật liệu này dễ bị ăn mòn bởi các yếu tố tự nhiên như: nắng, mưa, ánh sáng mặt trời, nước biển, hóa chất,… Do đó, Inox 201 hiếm khi được sử dụng ở môi trường bên ngoài, nó thích hợp để vật dụng nấu nướng (đối với bếp ăn gia đình), các thiết bị gia dụng, hay các bộ phận trang trí nội thất (mà không thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài).
Mặc dù không có lợi thế về tính bề (dễ bị ăn mòn trong điều kiện khắc nghiệt), nhưng Inox 201 lại sở hữu các ưu điểm vượt trội khác như: tính mềm, dễ thi công tạo hình theo ý muốn, bề mặt luôn sáng bóng sạch sẽ, giá thành rẻ tạo điều kiện mua sắm tốt.
Ứng dụng phổ biến nhất của inox 201 là: chế tao ra các dụng cụ trong nhà bếp như: chén bát, xoong, nồi, đũa, dao, dĩa, mâm, ly, cốc bình đựng,… Trong lĩnh vực kiến trúc-xây dựng, vật liệu này được dùng làm khung cửa sổ, cửa ra vào, tay nắm cửa và nhiều đồ vật trang trí khác.
Phân biệt inox 304 và 201
Để phân biệt inox 304 và 201 như thế nào, bạn có thể dựa vào bảng so sánh sau:
Tiêu chí so sánh | Inox 304 | Inox 201 |
Thành phần có trong Inox | 8,1% niken + 1% magan | 4,5% niken + 7,1% magan |
Khối lượng riêng | Cao hơn inox 201 | Thấp hơn inox 304 |
Độ dát mỏng | Rất dễ dát mỏng do % hàm lượng mangan thấp | Khó thực hiện hơn |
Độ cứng | Thấp hơn inox 201 | Cao hơn inox 304 |
Độ bền | Độ bền cao | Độ bền thấp hơn |
Khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa, gỉ sét | Rất cao trong không khí, ngay cả khi tiếp xúc với các hóa chất mạnh, hay trong các môi trường khắc nghiệt. | Khả năng chống ăn mòn thấp hơn Inox 304, |
Tính từ | Không hút nam châm | Hút nam châm nhẹ |
Cách tốt nhất để phân biệt inox 201 và 304 là: phân tích thành phần cấu tạo hóa học của chúng. Mặc dù phương pháp này cho độ chính xác rất cao, nhưng cách thức triển khai lại không đơn giản chút nào. Nó yêu cầu người phân tích phải có máy móc hiện đại, kiến thức chuyên sâu về các loại Inox, đồng thời đưa ra kết luận dựa trên minh chứng thực tế.
Trong cuộc sống hằng ngày, người ta chủ yếu phân biệt inox dựa trên các cách đơn giản sau:
- Tia lửa: chú ý quan sát tia lửa khi dùng máy cắt, nếu là inox 304 sẽ phát ra ít tia lửa hơn so với inox 201.
- Nam châm: inox 304 không hút nam châm còn inox 201 có hút nhẹ do trong thành phần có chứa kim loại sắt nhiều hơn. Tuy nhiên cách này có độ chính xác rất thấp vì trong quá trình chế tạo sản phẩm, inox 304 cũng có thể bị nhiễm từ.
- Dùng thuốc thử chuyên dụng: nhỏ thuốc thử vào 2 loại inox, inox 304 sẽ màu xanh, còn inox 201 có màu đỏ gạch.
- Dùng axit: khi tiếp xúc với axit, inox 201 sẽ có phản ứng sủi bọt và chuyển thành màu hồng, còn inox 304 thì không có phản ứng gì.
Inox 316
Về cơ bản Inox 316 cũng là một loại thép không gỉ như Inox 304, 201,… nhưng chất lượng thì vượt trội hơn hẳn. Điều này có được là do hàm lượng crom của Inox 316 cao hơn nhiều các loại Inox khác. Bên cạnh các chất hóa học cơ bản như: sắt, carbon, crom, silic, mangan,…., trong thành phần của Inox còn tồn tại Molypden – một hợp chất đặc biệt có tác dụng chống lại sự oxy hóa của môi trường tự nhiên.
Do có cấu tạo đặc biệt nên, Inox 316 thể hiện những đặc tính vô cùng ưu việt – mà không vật liệu nào có được. Cụ thể như sau:
- Tuyệt đối không nhiễm từ;
- Khả năng chống ăn mòn cao hơn inox 304;
- Hoạt động ổn định trong môi trường mạnh như: axit, bromua, iodides với nhiệt độ cao. Kháng lại được dung dịch clorua.
Các ứng dụng phổ biến nhất của inox 316 có thể kể đến như: chế tạo các thiết bị y tế, dược phẩm; sản xuất các máy móc xử lý, lưu trữ hóa chất, lọc dầu, dùng trong các trường hợp ở môi trường biển hoặc có muối clorua,…
Cách nhận biết inox 304 và 316
Inox 304 và inox 316 có hình thức bên ngoài (bề mặt, màu sắc, độ sáng bóng) tương đối giống nhau. Hơn nữa, tính chất hóa học của 2 loại Inox này cũng không có nhiều sự khác biệt. Bạn không thể dùng mắt thường để phân biệt Inox 304 và 316. Cách duy nhất để nhận biết chúng là sử dụng thuốc thử Inox.
Rất khó để phân biệt được inox 304 và inox 316, nếu như không có sự trợ giúp của công nghệ kỹ thuật
Thuốc thử Inox sẽ cho bạn kết luận chính xác đâu là Inox 304 và đâu là Inox 316. Theo các nhà sản xuất Inox nổi tiếng, chất lượng Inox 316 có phần tốt hơn 304 do hàm lượng crom có trong Inox 316 tương đối cao. Inox 316 có thể chịu đựng trong môi trường axit và hóa chất mạnh, độ bền trung bình 20-30 năm (thậm chí là cao hơn nữa nếu sử dụng đúng cách). Giá thành của Inox 316 tương đối đắt đỏ, do đó phải những công trình có sự đầu tư thích hợp mới sử dụng loại Inox này.
Inox là vật liệu phổ biến trong xã hội, do đó số lượng người tìm mua nó không nhỏ chút nào. Inox trong trạng thái mới nguyên thường có giá thành cao, chưa kể đến việc chất lượng của nó ra sao. Đã bao giờ bạn nghĩ đến trường hợp: Phế liệu Inox cũng có thể sinh lời được? Điều đấy hoàn toàn là sự thật.
Nếu bạn sở hữu các loại máy móc, thiết bị hay vật dụng cũ làm bằng Inox, hãy đem thanh lý cho Công ty Thịnh Phát. Chúng tôi là đơn vị thu mua phế liệu uy tín, chuyên nghiệp, có trụ sở kinh doanh tại 64 tỉnh thành Việt Nam. Thịnh Phát chuyên thu mua phế liệu giá cao, miễn phí thu gom và di dời phế liệu, cam kết thanh toán nhanh và sòng phẳng cho khách hàng.
Hiện tại, Thịnh Phát thu mua Inox phế liệu bao gồm: Inox 201, 304, 316,…, không phân biệt tình trạng phế liệu cũng như khả năng tái chế của chúng. Thịnh Phát sẵn sàng thu mua với mức giá cao hơn các đơn vị khác 30%. Nếu bạn có nhu cầu thanh lý phế liệu Inox, hãy liên hệ ngay với Thịnh Phát qua số Hotline 0907 824 888 Chúng tôi chi trả chiết khấu hoa hồng lên đến 60 triệu đồng cho người môi giới phế liệu. Đây là mức chiết khấu lớn nhất hiện nay – chỉ riêng có ở Công ty Thịnh Phát.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã biết cách phân biệt Inox 304 và 201, cách nhận biết inox 304 và inox 316. Để nhận dạng những vật liệu này không khó, chỉ cần bạn hiểu rõ đặc điểm cơ bản của nó. Vật liệu Inox mang đến cho người những lợi ích nhất định, kể cả khi chúng chỉ là phế liệu không dùng đến. Bạn vẫn có thể thu lợi nhuận từ Inox phế liệu, cách duy nhất là liên hệ với Thịnh Phát. Chúng tôi sẽ giúp bạn thanh lý phế liệu Inox với mức giá cao nhất hiện nay.