Nguyên liệu là gì? Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu trong đời sống

Nguyên liệu là gì? Đặc điểm, công dụng của nguyên vật liệu trong đời sống hiện nay là gì? Đối với quá trình sản xuất hàng hóa, nguyên vật liệu là yếu tố bắt buộc phải có trong quá trình chuẩn bị đầu vào và là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng hàng hóa thành phẩm. Tuy vậy, vẫn còn có nhiều người chưa nắm rõ định nghĩa và giá trị của nguyên liệu trong nền kinh tế hiện nay. Các bạn hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Thu mua phế liệu Thịnh Phát nhé. 

Định nghĩa, cách phân loại và đặc điểm nguyên liệu là gì?
Định nghĩa, cách phân loại và đặc điểm nguyên liệu là gì?
Mục lục

Nguyên liệu là gì? 

Theo định nghĩa của các chuyên gia kinh tế, nguyên liệu là đối tượng lao động, cơ sở vật chất cấu thành thực thể sản phẩm. Thông thường, doanh nghiệp thường mua dự trữ nguyên vật liệu và có biện pháp quản trị nhóm hàng hóa này tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp mình. Bên cạnh nguyên vật liệu, hai yếu tố còn lại của quá trình sản xuất là tư liệu lao động và sức lao động.

Vậy đặc điểm của nguyên liệu là gì? Với định nghĩa trên, vật liệu là yếu tố được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, do đó, yếu tố nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị hàng hóa. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, nguyên liệu thường có các đặc điểm như sau:

  • Nguyên liệu sẽ thay đổi về hình thái, trạng thái sau khi thực hiện quy trình sản xuất
  • Tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất
  • Chất lượng nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hàng hóa thành phẩm cuối cùng
  • Giá trị của nguyên vật liệu được chuyển đổi trực tiếp thành giá trị sản phẩm, được sử dụng để tính toán giá thành
  • Doanh nghiệp có thể tự sản xuất nguyên liệu hoặc đặt mua ở các doanh nghiệp khác nhằm phục vụ mục đích kinh doanh, sản xuất và thu lợi nhuận
Chất lượng và giá trị nguyên vật liệu sẽ được chuyển hóa hoàn chỉnh vào thành phẩm cuối cùng 
Chất lượng và giá trị nguyên vật liệu sẽ được chuyển hóa hoàn chỉnh vào thành phẩm cuối cùng

Các loại nguyên vật liệu phổ biến

Sau khi đã nắm rõ định nghĩa và đặc điểm của nguyên liệu là gì, các bạn hãy cùng Thu mua phế liệu Thịnh Phát tìm hiểu về cách phân loại nguyên vật liệu đầu vào nhé. Tùy theo yêu cầu quản lý, nguồn gốc và nơi sử dụng mà yếu tố này được chia thành các nhóm như sau.

Phân loại nguyên liệu dựa vào yêu cầu quản lý

Cách phân loại này được xác định bằng giá trị và tính chất đã tham gia vào quá trình sản xuất hay chưa của nguyên vật liệu. Nhờ phương pháp này, doanh nghiệp có thể áp dụng các nghiệp vụ kế toán phù hợp và đảm bảo lợi nhuận cho công ty. 

  • Nguyên vật liệu chính: Đây là nhóm yếu tố cấu thành trực tiếp thực thể vật chất chính của sản phẩm. Nhóm này cũng bao gồm các mục hàng bán thành phẩm được đặt gia công ở ngoài và tiếp tục sản xuất ở doanh nghiệp để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Vật liệu phụ: Đây cũng là yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất nhưng không cấu thành nhóm thực thể chính của sản phẩm, nhưng có thể kết hợp với các vật liệu chính để làm thay đổi giao diện, mùi vị, hình dạng của thành phẩm, giúp gia tăng giá trị của hàng hóa cuối cùng.
  • Nhiên liệu: Là nguồn nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để vận hành máy móc, dây chuyền công nghệ để tạo nên sản phẩm
  • Vật tư thay thế: Là các loại công cụ, dụng cụ sản xuất dự phòng, vật tư thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị
  • Vật liệu và thiết bị xây dựng khác: Đây là nhóm vật liệu được sử dụng cho công việc xây dựng, lắp đặt cơ sở hạ tầng sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.

Phân loại nguyên liệu dựa vào nguồn gốc 

Nguồn gốc nguyên liệu là gì? Đây là bắt nguồn của nguyên vật liệu trước khi được mua về hoặc sản xuất ra, nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng hóa thành phẩm cuối cùng. Vì lẽ đó, vật liệu thường có hai nhóm khởi nguồn chính là mua ngoài và tự chế biến, gia công. Nguyên liệu mua ngoài của doanh nghiệp thường có chi phí cao hơn do đã bao gồm phí nhân công, vận chuyển và các loại giá thành khác. Doanh nghiệp có thể cân nhắc phương thức tự sản xuất nguyên liệu để tối ưu hóa chi phí nhé. 

Phân loại nguyên liệu dựa vào mục đích sử dụng

Phương pháp phân loại này cũng khá tương tự với phương pháp phân loại nguyên liệu dựa vào nguồn gốc. Khi đã xác định mục đích sử dụng rõ ràng, nguyên liệu sẽ có giá trị khác nhau và có cách quản lý khác nhau. Hiện nay, mục đích sử dụng của nguyên vật liệu gồm ba nhóm chính: sản xuất – kinh doanh, quản lý và các mục đích khác. 

Có rất nhiều biện pháp phân loại nguyên liệu đầu vào tùy theo từng đặc thù của doanh nghiệp
Có rất nhiều biện pháp phân loại nguyên liệu đầu vào tùy theo từng đặc thù của doanh nghiệp

5+ lý do nên lựa chọn thanh lý phế liệu tại Thu mua phế liệu Thịnh Phát

Nền kinh tế ngày càng phát triển, để có thể bắt đầu sản xuất hàng hóa thì mọi người cần nắm rõ định nghĩa của các yếu tố liên quan trực tiếp đến sản xuất như nguyên liệu là gì, sức lao động là gì,… Bên cạnh đó, các loại phế liệu tạo ra trong quá trình sản xuất hàng hóa hoàn toàn có thể mang đến một phần lợi nhuận đáng kể cho công ty nếu biết cách thanh lý phù hợp. 

Với sự phát triển của các ngành công nghiệp tái chế, trên thị trường Việt Nam đã có rất nhiều cơ sở chuyên thu mua phế liệu với mức giá đa dạng và chất lượng dịch vụ vô cùng phong phú. Tuy nhiên, khách hàng không biết nên chọn đại lý thu mua nào để có thể yên tâm gửi gắm niềm tin? Câu trả lời cho thắc mắc này chính là công ty phế liệu Thịnh Phát. Một số lý do chính mà quý khách nên lựa chọn chúng tôi như sau:

  • Mức giá thu mua sắt thép phế liệu cao hơn nhiều so với thị trường, đảm bảo ổn định và chênh lệch ít nhất 30% so với mặt bằng chung
  • Thu mua tất cả các loại phế liệu trên thị trường với tình trạng cũ mới và bất kỳ số lượng nào
  • Dịch vụ mua bán nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng
  • Tiến hành thanh toán ngay lập tức tùy theo yêu cầu của quý khách
  • Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và hệ thống phương tiện vận tải luôn sẵn sàng thu mua tận nơi
  • Chế độ hậu mãi tốt, dịch vụ ưu đãi cho các khách hàng lâu năm

Qua bài viết trên, quý khách đã tìm hiểu về định nghĩa nguyên liệu là gì và những đặc điểm, phân loại nguyên vật liệu trong sản xuất.  Nếu còn bất cứ thắc mắc nào chưa rõ về nội dung bài viết hoặc muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ của Phế liệu Thịnh Phát, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline hoặc qua các thông tin dưới đây nhé. 

Thông tin liên hệ

Công ty thu mua phế liệu Thịnh Phát

  • Địa chỉ: 347 Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Quốc lộ 1A, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Đồng Nai: 40 Nguyễn Ái Quốc, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
  • Chi nhánh Đà Nẵng: 12 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Chi nhánh Hà Nội: 68 Lương Yên, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: 0988 922 622 – 0907 824 888
  • Email: Muaphelieu.88@gmail.com
1/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0988922622
Chat Zalo
Gọi điện