Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam mới nhất 2023

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay như thế nào là điều mà nhiều người đang thắc mắc và trăn trở. Dịch vụ thu mua phế liệu đang là một ngành nghề có rất nhiều tiềm năng phát triển, mang đến lợi ích kinh tế và xã hội cao. Tuy nhiên, không phải loại phế liệu nào cũng được phép bán vào nội địa. Vậy theo luật pháp Việt Nam thì có những loại phế liệu nào được phép nhập khẩu? Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Phế liệu Thịnh Phát nhé. 

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu gồm những gì?
Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu gồm những gì?

Tổng quan về tình hình nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam

Với nhu cầu sản xuất và tái chế vô cùng lớn, các doanh nghiệp thu mua phế liệu ở Việt Nam đã và đang nhập khẩu số lượng lớn phế liệu vào đất nước mỗi năm. Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp phế liệu với quy mô đa dạng, thực hiện đầy đủ các quy trình trong thu mua và tái chế phế liệu với chất lượng khác nhau. 

>>> Liên hệ ngay để cập nhật thông tin mới nhất về danh mục phế liệu được phép nhập khẩu: 0907 824 888 – 0988 922 622 – A. Ngọc

Một số yếu tố cần được chú ý khi nhập khẩu phế liệu bao gồm:

  • Khả năng tái chế của phế liệu
  • Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người của phế liệu hoặc quá trình tái chế phế liệu
  • Cơ sở vật chất của doanh nghiệp đảm bảo khả năng xử lý chất thải và tái chế phế liệu

Trước đây, với việc lợi dụng những lỗ hổng trong luật pháp, các doanh nghiệp đã đưa rất nhiều loại phế liệu bất kể chất lượng, tình trạng, khả năng tái chế,… vào Việt Nam vì lợi nhuận và những lợi ích kinh tế khác. Để ngăn chặn tình trạng này, chính phủ đã đưa ra rất nhiều quy định và điều luật để đảm bảo tất cả các loại phế liệu được nhập khẩu trong tầm kiểm soát. 

Bên cạnh những quy định về quy trình nhập khẩu phế liệu, các doanh nghiệp còn cần tuân thủ danh mục phế liệu được phép nhập khẩu hoặc bị cấm nhập khẩu để tránh trường hợp lô hàng đến cảng bị yêu cầu mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, gây tổn thất tài chính và ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty nhé. 

Cần chú ý đến khả năng tái chế khi nhập khẩu phế liệu
Cần chú ý đến khả năng tái chế khi nhập khẩu phế liệu

Nguyên nhân cần nhập khẩu phế liệu

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, có hơn 5000 cơ sở thu mua phế liệu lớn nhỏ, với mục tiêu thu mua tập trung, phân loại phế liệu, tái chế và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác. Tùy theo khả năng tái chế và mức độ an toàn với môi trường mà phế liệu được chia thành hai nhóm: danh mục phế liệu được phép nhập khẩu và bị cấm nhập khẩu. 

Tuy nhiên, với số lượng rác thải và phế liệu có thể tái chế được thải ra mỗi năm trên lãnh thổ đất nước, các doanh nghiệp cần nhập khẩu hàng tấn nhựa, thép công nghiệp,… để đảm bảo nhu cầu tái chế và nguồn nguyên vật liệu tái chế cho các ngành công nghiệp luyện kim, xây dựng, sản xuất ô tô,… Hiện nay, chính phủ đã cho phép một số doanh nghiệp thu mua phế liệu có đầy đủ điều kiện và cơ sở vật chất để tái chế phế liệu có khả năng mua bán quốc tế với những loại phế liệu có tên trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.

Nhập khẩu phế liệu cung cấp nguồn nguyên liệu tái chế cho các ngành công nghiệp
Nhập khẩu phế liệu cung cấp nguồn nguyên liệu tái chế cho các ngành công nghiệp

Điều kiện để được nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam

Để được phép nhập khẩu các loại phế liệu vào thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp cần đáp ứng một số quy chuẩn ngặt nghèo của chính phủ để đảm bảo an toàn cho môi trường và con người như:

  • Có hệ thống kho bãi (có quyền sở hữu hoặc đồng sở hữu, hoặc thuê có giấy tờ đầy đủ) dành riêng cho việc tập kết phế liệu, đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường
  • Nắm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về danh mục phế liệu được phép nhập khẩu hoặc bị cấm trong từng giai đoạn
  • Có hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ để tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu cho sản xuất
  • Có các phương án, giải pháp xử lý phế liệu đầy đủ, đạt quy chuẩn kỹ thuật, có khả năng xử lý chất thải từ quy trình sản xuất 
  • Chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu phải chấp hành tốt các quy định bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu phải chấp hành tốt các quy định bảo vệ môi trường

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu 2023 mới nhất

Đối với những loại phế liệu được phép bán vào thị trường Việt Nam để phục vụ mục đích tái chế, cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác, cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Có khả năng tái chế cao, an toàn với môi trường
  • Trong quá trình tái chế không được phép thải ra môi trường các chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người
  • Trước khi được phân loại, tái chế thì không gây hại đến môi trường tự nhiên

Để có thể biết được loại phế liệu nào đáp ứng được những yêu cầu trên, các bạn có thể tham khảo danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo quyết định số 28/2020/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ về lĩnh vực thu mua và nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất, chế tạo,…

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu của Việt Nam mới nhất 2023

STT Tên phế liệu Mã HS
1 Phế liệu sắt, thép  
1.1 Phế liệu và mảnh vụn của gang 7204 10 00
1.2 Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: bằng thép không gỉ 7204 21 00
1.3 Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại khác (khác với loại bằng thép không gỉ) 7204 29 00
1.4 Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc 7204 30 00
1.5 Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, phoi cắt và bavia, chưa được ép thành khối hay đóng thành kiện, bánh, bó 7204 41 00
1.6 Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Loại khác 7204 49 00
2 Phế liệu nhựa   
2.1 Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Etylen (PE): Dạng xốp, không cứng 3915 10 10
2.2 Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Etylen (PE): Loại khác 3915 10 90
2.3 Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polystyrene (PS): Loại khác 3915 20 90
2.4 Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Vinyl Clorua (PVC): Loại khác 3915 30 90
2.5 Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ các loại plastic (nhựa) khác: Polyethylene Terephthalate (PET); Polypropylene (PP); Polycarbonate (PC); Polyamide (PA); Acrylonitrin Butadien Styren (ABS); High Impact Polystyrene (HIPS); Polyoxymethylene (POM); Poly Methyl Methacrylate (PMMA); Expanded Polystyrene (EPS); Thermoplastic Polyurethanes (TPU); Ethylene Vinyl Acetate (EVA); Nhựa Silicon loại ra từ quá trình sản xuất và chưa qua sử dụng 3915 90 00
3 Phế liệu giấy   
3.1 Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng 4707 10 00
3.2 Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột, giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ 4707 20 00
3.3 Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình cơ học (ví dụ: giấy in báo, tạp chí và các ấn phẩm tương tự) 4707 30 00
3.4 Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Loại khác, kể cả phế liệu và vụn thừa chưa phân loại 4707 90 00
4 Phế liệu thủy tinh   
4.1 Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối 7001 00 00
5 Phế liệu kim loại màu   
5.1 Đồng phế liệu và mảnh vụn 7404 00 00
5.2 Niken phế liệu và mảnh vụn 7503 00 00
5.3 Nhôm phế liệu và mảnh vụn 7602 00 00
5.4 Kẽm phế liệu và mảnh vụn 7902 00 00
5.5 Thiếc phế liệu và mảnh vụn 8002 00 00
5.6 Mangan phế liệu và mảnh vụn 8111 00 10
6 Phế liệu xỉ hạt lò cao   
6.1 Xỉ hạt (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép (xỉ hạt lò cao gồm: xỉ hạt nhỏ, xỉ cát từ công nghiệp luyện gang, sắt, thép) 2618 00 00

Phế liệu Thịnh Phát – chuyên thu mua phế liệu giá cao 

Sau khi tham khảo danh mục phế liệu được phép nhập khẩu ở trên, hy vọng các bạn đã tự trang bị được cho mình những kiến thức cơ bản, cần thiết trước khi xác định nhập khẩu phế liệu. Đồng thời, việc nhập khẩu các loại phế liệu luôn được kiểm tra và yêu cầu các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt nên các bạn hãy nhớ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ có liên quan nhé.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm thu mua và tái chế các loại phế liệu, công ty phế liệu Thịnh Phát đã nhanh chóng phát triển lớn mạnh, được rất nhiều khách hàng và đối tác khắp mọi miền tin tưởng lựa chọn. Ở tất cả các tỉnh thành, chúng tôi đều có cơ sở tập kết phế liệu đạt chuẩn, đảm bảo có thể phục vụ khách hàng ở toàn quốc. Cùng với mức giá thu mua luôn cao hơn 30% so với thị trường, Phế liệu Thịnh Phát chính là một địa điểm đáng tin cậy để bạn lựa chọn thu mua phế liệu.

Nếu các bạn còn có bất cứ thắc mắc và trăn trở gì, vui lòng liên hệ với công ty phế liệu Thịnh Phát qua hotline để được tư vấn và giải đáp tận tình nhé. 

Thông tin liên hệ

Công ty thu mua phế liệu Thịnh Phát

  • Địa chỉ: 347 Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Quốc lộ 1A, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Đồng Nai: 40 Nguyễn Ái Quốc, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
  • Chi nhánh Đà Nẵng: 12 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Chi nhánh Hà Nội: 68 Lương Yên, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: 0988 922 622 – 0907 824 888
  • Email: Muaphelieu.88@gmail.com
Mời bạn đánh giá nội dung bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0988922622
Chat Zalo
Gọi điện