Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tại Việt Nam như thế nào đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây là những chia sẻ về thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam hiện nay, cùng đơn vị thu mua phế liệu Thịnh Phát tìm hiểu ngay nhé!
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nóng hổi và gây nhức nhối khắp toàn cầu. Trên khắp các mặt báo, các trang truyền thông truyền thống hay mạng xã hội, ô nhiễm môi trường đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Song dù có nhiều lời kêu gọi, nhiều đề xuất bảo vệ thì môi trường vẫn đã, đang và sẽ bị hủy hoại.
Tình trạng ô nhiễm dẫn đến những hậu quả vô cùng khó lường. Nó đã ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người và sinh vật sống trên trái đất. Ngoài ra, nó còn gây tổn hại trực tiếp tới nòi giống, những thế hệ sau của con người.

Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tại Việt Nam
Theo thống kê của tổng cục môi trường Việt Nam, ô nhiễm môi trường ở nước ta bao gồm 3 loại chính là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và ô nhiễm đất. Trong đó, ô nhiễm không khí là cực kỳ nghiêm trọng tại các khu đô thị lớn, các khu đô thị và các làng nghề. Tình trạng này đang ở mức báo động – khi mức ô nhiễm vượt lên nhiều lần so với tiêu chuẩn được cho phép.
Thực trạng hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp
Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung tại nhiều địa phương là rất thấp. Đa số các tỉnh thành chưa phát triển mạnh về công nghiệp như Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc,… chỉ đạt mức từ 15% đến 20%. Những khu công nghiệp không có hệ thống xử lý đều xả thải trực tiếp ra môi trường. Nhiều khu công nghiệp lại chỉ có những “giá trị ảo” khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, song lại không vận hành vì sợ tiêu tốn nhiều chi phí.

Tính đến nay, nước ta chỉ mới có 60 khu công nghiệp lớn đang hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lý nước thải. Chỉ 42% số khu công nghiệp đang vận hành có trạm xử lý, chưa tính đến chuyện những nơi này có vận hành xử lý chất thải hay không, hay vì muốn giảm chi phí mà xả thải trực tiếp ra môi trường. 58% lượng chất thải chưa xử lý sẽ đi về đâu, ai sẽ là người kiểm tra, xử lý lượng chất thải bị xả thẳng ra môi trường này?
Các bạn có tin được không khi trung bình mỗi ngày, các khu, cụm công nghiệp này thải đến 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và các chất độc hại ra môi trường. Một tuần xả 210.000 tấn, một tháng xả 9.000.000 tấn và một năm xả đến 10.950.000 tấn chất thải ra môi trường. Thật là một con số kinh khủng.

Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp và khu chế xuất đang hoạt động. Tuy nhiên ngạc nhiên hơn là chỉ có 21/56 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 35 khu công nghiệp còn lại đều xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường nước, môi trường đất,… gây ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến chất lượng nước và đất của các nguồn tiếp nhận. Tình trạng phổ biến hiện nay là chất thải đã phá vỡ đi hệ thống thủy lợi, tạo nên những cánh đồng khô cằn hạn hán hoặc ngập úng, gây ô nhiễm tới nguồn nước tưới thực vật và nguồn nước uống của bà con nông dân nơi đây.
Tình trạng các khu công nghiệp không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định đã làm cho hệ sinh thái tại địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư tại các khu công nghiệp đang phải đối mặt với hiểm họa môi trường mỗi ngày. Họ phải sống chung với khói bụi nhà máy, uống nước, vệ sinh cá nhân từ nguồn nước ô nhiễm chất thải, sử dụng thực phẩm nhiễm nhiều chất độc hóa học,… Chính điều này đã tạo nên cơn sóng phẫn nộ, những phản ứng và đấu tranh quyết liệt của người dân với các hoạt động không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường nơi đây.
Thực trạng ô nhiễm không khí tại các làng nghề Việt Nam
Trong thời đại mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa được chú trọng, các khu, cụm, điểm công nghiệp đã ra đời ồ ạt. Điều này giúp các làng nghề tại Việt Nam như “diều gặp gió” phục hồi và phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Các làng nghề này chủ yếu là các làng nghề thủ công, có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, giúp giải quyết vấn đề việc làm tại nhiều địa phương nước ta. Tuy nhiên có lẽ một phần thiếu hiểu biết, một phần thiếu trang thiết bị hiện đại mà hậu quả về môi trường mà các làng nghề này mang lại là vô cùng nghiêm trọng.
Tình trạng ô nhiễm không khí gần như không thể cứu vãn do lượng khí CO, CO2, SO2 được thải ra trong quá trình sản xuất và gia công tại các làng nghề này. Các nhiên liệu được sử dụng phổ biến tại đây như than, bụi,… đã khiến không khí tại nơi đây bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.

Theo thống kê đáng tin cậy của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, nước ta hiện nay có gần 3.000 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống đang giải quyết việc làm cho hơn 11 triệu người lao động (kể cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên). Các làng nghề này rải rác khắp đất nước từ Bắc vào Nam, nhưng chủ yếu tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,…
Sự phát triển của các làng nghề đã gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường sinh thái tại nhiều địa phương. Nó đã mang đến những hậu quả của ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân tại các làng nghề. Đặc biệt, nó còn tác động xấu đến các người dân sống tại những vùng lân cận, gây nên những xung đột xã hội hết sức gay gắt.
Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các đô thị
Bên cạnh những tác động tồi tệ tới môi trường mà các khu công nghiệp và các làng nghề mang lại, ô nhiễm tại môi trường đô thị cũng đang ở mức báo động. Trong những năm gần đây, dân số ở các đô thị đang tăng nhanh đột biến, khiến cho hệ thống cấp thoát nước không thể đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng.
Dân đông, kéo theo nước thải nhiều, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế theo vậy mà leo thang. Không chỉ vậy, tình trạng ô nhiễm không khí do khói bụi từ hàng triệu phương tiện giao thông trong thành phố, từ điều hòa tại nhiều chung cư, tiếng ồn mọi nơi,… khiến cho môi trường tại các thành phố đang xuống cấp từng ngày.

Hiện nay theo báo cáo, các chất thải sinh hoạt và y tế, kể cả vô cơ hay hữu cơ, dù độc hại hay không độc hại ở đô thị đều được xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Không có bất kỳ một biện pháp xử lý môi trường nào được áp dụng,, ngoại trừ việc vận chuyển chất thải đến bãi để chôn lấp, gây hậu quả hết sức nghiêm trọng cho môi trường đất.
Mỗi ngày người dân tại các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác thải, các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải và chất độc hóa học, các phương tiện giao thông thải ra hàng triệu tấn bụi,… gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong thời gian gần đây, mức benzen và sunfua dioxit trong khí quyển tại Hồ Chí Minh và Hà Nội luôn ở mức báo động, đạt mức ô nhiễm nặng nhất tại nước ta.
Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tại Việt Nam rất đáng báo động, để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Thay vì đòi hỏi, yêu cầu nhà nước phải đưa ra nhiều biện pháp để làm thay đổi tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Mỗi người dân hãy nâng cao ý thức của bản thân hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Hãy hạn chế vứt đổ rác bừa bãi. Những vật liệu nào có thể tái chế được (như giấy, nhựa, đồng, nhôm, sắt thép,….) hãy thu gom chúng tôi là thanh lý chúng với Thịnh Phát. Chúng tôi sẽ thu mua phế liệu của bạn với giá tốt nhất thị trường (mời bạn tham khảo bảng giá phế liệu mới nhất hôm nay). Những phế liệu đó sẽ được chúng tôi tái chế lại và xuất khẩu sang các nước khác.