Thép là gì? Chúng có tính ứng dụng như thế nào trong thực tế? Sắt thép là nguyên liệu phổ biến gắn liền với ngành công nghiệp chế tạo, xây dựng cũng như đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc không biết thép có mấy loại, chúng có tính chất gì và giá sắt thép phế liệu hiện nay như thế nào. Vậy hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của công ty thu mua phế liệu Thịnh Phát để giải đáp tất cả vấn đề trên nhé.
Thép là gì?
Thép là một loại hợp kim được tạo thành từ các nguyên tố như: sắt, cacbon kết hợp cùng với một số tạp chất khác như: đồng, chì, niken, phốt pho, mangan, crom, lưu huỳnh, phốt pho,… Những nguyên tố hóa học này sẽ được điều chỉnh linh hoạt nhằm tăng hoặc giảm độ cứng, tính dẻo, khả năng chống oxy hóa theo từng dòng sắt khác nhau. Chính vì thế, trên toàn thế giới ước tính có khoảng 3.000 loại khác nhau.
Đây cũng là loại có độ cứng cao bởi hàm lượng cacbon dao động từ 0,02 – 2,14% tùy theo trọng lượng. Tỷ lệ cacbon càng cao thì độ cứng càng lớn nhưng lại giòn và dễ gãy. Chúng có tính ứng dụng rất cao và được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề khác nhau. Chúng cũng tượng trưng cho tốc độ phát triển công nghệ của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì lẽ đó, ngành công nghiệp chế tạo luôn được nhà nước ta đặc biệt chú trọng và đầu tư.
Việt Nam là quốc gia đang trong thời kỳ phát triển, ngành công nghiệp chế tạo được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng và thiết bị hiện đại đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Có khá nhiều thương hiệu uy tín như Hòa Phát, Việt Đức, Pomina, PVT, Đông Á,… đã và đang nghiên cứu, sản xuất ra nhiều loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Mời bạn đọc tham khảo thêm về dịch vụ thu mua phế liệu sắt thép của công ty chúng tôi.
Thép có mấy loại? Tên các loại thép
Trong thực tế, có khá nhiều cách phân loại thép khác nhau như: chia theo thành phần hóa học, mục đích, tính chất vật lý và hóa học hoặc mức độ oxy hóa. Cụ thể như sau:
Phân loại thép theo mức độ oxy hóa
Nếu phân loại thép theo mức độ oxy hóa thì chúng được chia làm hai loại là sắt sôi và sắt lặng
Thép sôi
Được hiểu là loại có tính mềm dẻo cao, độ cứng thấp, dễ bị oxy hóa và dễ dập nguội. Trong quá trình ép, loại này thường xuất hiện các bọt khí gây ảnh hưởng tới chất lượng. Cũng vì thế, các doanh nghiệp không bao giờ sử dụng thép sôi để đúc định hình hoặc chế tạo.
Thép lặng
Là loại có tính oxy hóa tốt, mang đầy đủ đặc tính của loại hợp kim bình thường như độ cứng cao, bền bỉ, khó dập nguội và đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, sản phẩm này không có tính thẩm mỹ cao nên tính ứng dụng trong đời sống hàng ngày thấp. Sản phẩm này sử dụng thường xuyên cũng dễ bị co lõm.
Phân loại theo thành phần hóa học
Đây cũng là cách phân loại phổ biến và được rất nhiều người yêu thích hiện nay. Thép được chia thành sắt không hợp kim và có hợp kim.
Thép không hợp kim (thép Cacbon)
Thép không hợp kim là loại có thành phần chính được làm từ cacbon nhưng không vượt quá 1,8%. Ngoài ra, loại hợp kim này cũng chứa một số nguyên tố hóa học khác như: mangan, lưu huỳnh, phốt pho, silic,… nhằm tăng độ bền và khả năng chịu tải lực hiệu quả hơn. Trong thép Cacbon, người ta lại chia thành 3 loại nhỏ như sau:
- Thép cacbon thấp: Trong thành phần của loại này chỉ chứa một hàm lượng nhỏ cacbon (dưới 0,25%). Sản phẩm này thường có độ dẻo dai tốt.
- Thép cacbon trung bình: Hàm lượng cacbon trong sắt dao động trong khoảng 0,25 – 0,6% giúp vừa đảm bảo độ bền cao, độ cứng tốt. Những loại này được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất chi tiết máy có khả năng chịu va đập tốt.
- Thép cacbon cao: Đây là loại có thành phần cacbon chiếm hơn 0,6%, chúng có độ cứng rất cao nên được dùng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất dụng cụ cắt, khuôn dập hoặc cá dụng cụ đo lường.
Thép hợp kim
Ngoài hàm lượng sắt và cacbon thường thấy, sắt hợp kim cứng có chứa thêm một vài nguyên liệu đặc biệt khác như: Niken, Chì, Molipden, Crom, Tungsten,… Trong quá trình sản xuất ở trạng thái lỏng, người ta sẽ cho thêm các nguyên liệu này vào nhằm mục đích tăng khả năng chịu nhiệt, chống mài mòn và tăng độ cứng hiệu quả hơn. Thép hợp kim có tính ứng dụng rất cao trong thực tế và được nhiều người sử dụng.
Dòng sản phẩm này cũng chia thành 3 loại nhỏ theo tổng hàm lượng nguyên tố kim loại là:
- Thép hợp kim thấp: là loại có tổng các hàm lượng nguyên tố kim loại khác dưới 2,5%. Loại này có khả năng uốn dẻo cao, độ cứng thấp.
- Thép hợp kim trung bình: Tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại dao động từ 2,5 – 10%. Loại này có chất lượng tốt, độ cứng ổn định, tính ứng dụng cao hơn so với thép hợp kim thấp.
- Thép hợp kim cao: Đây cũng là loại có độ bền cực tốt, độ cứng cao, chịu oxy hóa, mài mòn tốt. Hàm lượng tổng các nguyên tố kim loại thường từ 10% trở lên.
Tham khảo các bài viết hay khác:
- Mũi Khoan Là Gì? Cấu Tạo, Cách Sử Dụng Mũi Khoan Chi Tiết từ A đến Z
- Thu mua dây diện, cáp điện phế liệu
- Taro là gì? Cấu tạo và Phân loại mũi khoan taro hiện nay
- Hợp kim là gì? Hợp kim có ở những vật liệu nào?
- Thu mua phế liệu sắt giá cao
Phân loại theo mục đích sử dụng
Nếu chia thép theo mục đích sử dụng thì có 2 loại chính bao gồm: thép kết cấu và thép dụng cụ.
Thép kết cấu
Sản phẩm này có kết cấu rất chắc chắn, có khả năng chịu tải lực cho vật liệu phủ tốt và độ bền lâu dài. Sản phẩm được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng, cơ khí hoặc chế tạo máy. Để sản xuất ra sắt kết cấu, cần phải có máy móc hiện đại và nguyên vật liệu ít tạp chất.
Thép dụng cụ
Sản phẩm này xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như dao, kéo dụng cụ đo lường, cắt gọt hoặc khuôn dập,… và cũng có độ cứng cao cũng như khả năng chống oxy hóa hiệu quả.
Phân loại theo chất lượng thép
Hiện nay, nhiều quốc gia cũng áp dụng việc xem xét chất lượng thép để phân loại. Tùy theo mức độ khác nhau mà chúng sẽ được chia làm 3 loại gồm: chất lượng tốt, chất lượng cao và chất lượng đặc biệt.
Thép chất lượng tốt
Loại này rất phổ biến trong thực tế và thường có giá thành cao hơn so với các dòng sản phẩm cùng loại. Hàm lượng các nguyên tố trong thép chất lượng tốt đặc biệt có: Lưu huỳnh (0,035%) và Phốt pho (0,035%). Sản phẩm được luyện trong lò mactanh và lò hồ điện quang.
Thép chất lượng cao
Mặc dù sản phẩm này có hàm lượng phốt pho và lưu huỳnh nhưng chỉ chiếm khoảng 0,025%. Chúng sẽ được luyện trong lò hồ điện quang để tạo ra hỗn hợp đặc biệt trước khi tạo hình.
Thép chất lượng cao đặc biệt
Không giống như những loại khác, thép chất lượng cao chỉ có 0,025% phốt pho và 0,015% lưu huỳnh. Người ta chế tạo chúng bằng cách luyện trực tiếp trong hồ điện quang và tinh luyện bằng đúc chân không. Chính vì thế, sản phẩm này thường có chất lượng đặc biệt, độ bền cực cao và khắc phục được hầu hết các nhược điểm mà sản phẩm cùng loại mắc phải.
Phân loại theo tính chất vật lý và hóa học đặc biệt
Đây cũng là một cách phân loại đang được áp dụng, tuy nhiên chúng không phổ biến trong thực tế. Dựa theo tính chất hóa học và vật lý như độ cứng, khả năng chống điện chống nhiệt, chống rỉ sét,… mà chúng sẽ được chia thành rất nhiều loại khác nhau.
Thép dùng để làm gì? Ứng dụng trong thực tế
Thép ra đời đã giúp nâng cao chất lượng đời sống và sản xuất, chúng là nguyên liệu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực như:
Trong ngành xây dựng: Chúng đóng vai trò là nguyên vật liệu để xây dựng công trình, làm bê tông cốt thép tăng độ kiên cố và bền vững cho ngôi nhà. Chúng cũng được sử dụng để xây dựng cầu đường, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, đèn đường, hệ thống điện,…
Trong ngành công nghiệp: Hợp kim này cũng được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp đóng tàu. Chúng có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và chống mài mòn, chống oxy hóa hiệu quả. Trong ngành công nghiệp đóng tàu, loại này có khả năng dát mỏng để làm vỏ tàu thuyền giúp tăng chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm.
Trong đời sống thực tế: Sản phẩm này có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Chúng có thể là dụng cụ dao dĩa, đồ cắt gọt, hệ thống lan can, cánh cửa, tường rào, kệ tủ, bàn, đồ gia dụng,…
Thép có gỉ không? Thép có bị oxy hóa không?
Thép làm một loại hợp kim có thành phần chủ yếu từ cacbon và sắt. Trong đó, sắt là nguyên tố hóa học rất dễ bị oxy hóa khi tác dụng với không khí ẩm, nước mưa hoặc môi trường bazơ hoặc kiềm. Khi sử dụng chúng ở ngoài trời trong một thời gian dài, chúng ta sẽ thấy một lớp rỉ sét xuất hiện trên bề mặt có màu nâu hoặc nâu đỏ.
Nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc nước có khả năng xâm nhập vào từng lỗ nhỏ li ti hoặc vết nứt của thép và kết hợp với các nguyên tố khác tạo ra phản ứng ăn mòn sắt. Sự chuyển hóa thành nguyên tố khác đã nhanh chóng khiến sản phẩm bị gỉ sét và phân hủy hoàn toàn.
Việc này xuất hiện rất nhiều trong thực tế, đặc biệt là ở nơi môi trường nước biển. Khả năng ăn mòn của nước biển vô cùng mạnh mẽ. Chính vì thế, tất cả các công trình xây dựng ngoài biển hoặc hệ thống tàu thuyền đểu phải sử dụng nguyên liệu cao cấp không gỉ.
Mặc dù vậy, khi hợp kim bị gỉ vẫn có khả năng tạo ra nguồn kinh tế cao cho doanh nghiệp hoặc cá nhân. Hiện nay, các sản phẩm không còn khả năng sử dụng đang được công ty thu mua phế liệu Thịnh Phát gom với số lượng từ nhỏ tới lớn.
Nếu quý khách hàng đang có sắt thép phế liệu, hãy tham khảo ngay bảng giá phế liệu hôm nay của công ty chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ. Thịnh Phát cam kết thu mua phế liệu giá cao hơn thị trường tới 30%.
Thép có dẫn điện không? Thép dẫn điện có tốt không?
Thép là loại vật liệu có độ bền kéo lớn và được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực thực tế. Ở nông thôn, các loại dây thép thường dùng để kéo hệ thống điện cho bà con nông dân. Sắt nguyên chất có khả năng dẫn điện và điện trở suất trong khoảng 0,098 Q.mm2/m. Tuy nhiên, thép dẫn điện kém do điện trở suất lớn, lên tới 0,13 Q.mm2/m. Hàm lượng cacbon trong thép càng cao thì thép dẫn điện càng kém.
Chưa kể tới việc khi sử dụng sản phẩm ngoài trời lâu thì thép dễ bị ăn mòn trở thành hợp chất khác làm cản trở điện việc dẫn điện. Người ta đã phát minh ra phương pháp tráng thêm một lớp kẽm bên ngoài. Việc này giúp bảo vệ lõi hiệu quả dưới tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài.
Thép có tính chất gì? Đặc tính phổ biến của thép
Tính chất của thép phụ thuộc khá nhiều vào các nguyên tố hóa học tồn tại bên trong như: cacbon, silic, phốt pho, lưu huỳnh, sắt, nito, mangan,… Mặc dù vậy, tính chất cơ bản của thép có thể kể đến như:
- Tính dẻo
- Tính cứng
- Tính bền
- Khả năng đàn hồi
- Tính hàn
- Khả năng chống oxy hóa.
Việc tùy chỉnh mức độ % hàm lượng các nguyên tố đều ảnh hưởng tới những đặc tính cơ bản của thép. Nếu hàm lượng cacbon càng cao thì tính cứng của sản phẩm sẽ vượt trội, nhưng cũng làm giảm nhiệt độ nóng chảy, giảm tính hàn và tính uốn dẻo. Ngược lại, % cacbon thấp thì tính dẻo cao và tính cứng thấp.
Thép có phải là kim loại không?
Nhiều khách hàng thường nhầm lẫn rằng thép là một loại kim loại. Tuy nhiên, thép không phải là kim loại mà là hợp kim và chúng được tạo nên từ nhiều nguyên tố hóa học khác nhau. Kim loại chỉ là 1 nguyên tố mà thôi. Bạn nên chú ý để tránh bị nhầm lẫn với nhiều kim loại khác nhé.
Thép có hút nam châm không?
Trên thực tế, thép có hàm lượng crom (khoảng 16%) có tác dụng chống ăn mòn hiệu quả. Mặc dù vậy, thép hầu như không hút nam châm, chỉ có một số loại nhiễm từ tính thì khả năng hút nam châm có cao hơn. Thép không gỉ 201 và 304 là hợp kim điển hình chúng ta thường thấy trên thị trường.
Qua quá trình sản xuất và thường xuyên bị tác động bởi nhiệt và cơ học nên thép bị hút nam châm nhẹ. Mặc dù vậy, việc này hoàn toàn không ảnh hưởng tới tính chất hay thành phần hóa học của thép
Thịnh Phát – đơn vị chuyên thu mua phế liệu sắt thép giá cao, uy tín
Sắt thép là vật liệu tồn tại phổ biến ở mọi lúc, mọi nơi và giúp ích cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Khi đã bị gỉ sét hoặc hư hỏng, chúng vẫn có khả năng được tái chế và mang đến nguồn thu nhập ổn định. Không chỉ vậy, việc tái chế phế liệu các loại cũng giúp tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên và bảo vệ môi trường.
Công ty thu mua phế liệu Thịnh Phát là đơn vị chuyên thu mua tất cả các loại phế liệu trên thị trường Việt Nam giá cao, tận nơi uy tín. Sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản cùng với hệ thống kho bãi rộng lớn, Thịnh Phát luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp có nhu cầu thanh lý phế liệu.
Chỉ cần quý khách liên hệ qua đường dây nóng, chúng tôi sẵn sàng tới tận nơi thu gom và dọn dẹp, trả lại không gian thoáng đãng sạch sẽ chỉ sau vài giờ. Đặc biệt, Thịnh Phát còn có đội ngũ thẩm định giàu kinh nghiệm luôn báo giá chính xác và cao hơn thị trường tới 30%. Nếu quý khách có nhu cầu cần thanh lý phế liệu, hãy gọi ngay đến đường dây nóng luôn được túc trực 24/7 của chúng tôi: 0907 824 888 – 0988 922 622 hoặc liên hệ qua website thu mua phế liệu Thịnh Phát để được tư vấn và nhận báo giá nhanh chóng nhất.
Mọi chi tiết về dịch vụ thu mua các loại phế liệu, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU THỊNH PHÁT
Địa chỉ : 347 Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương – Điện thoại : 0907 824 888
Chi nhánh HCM : Quốc lộ 1A, Q. Thủ Đức, TP. HCM – Điện thoại : 0907 824 888
Chi Nhánh Biên Hòa : 40 Nguyễn Ái Quốc, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai – Điện thoại : 0907 824 888
Chi Nhánh Đà Nẵng : 12 Nguyễn Hữu Thọ, Q. Hải Châu, Đà Nẵng – Điện thoại : 0988 922 622
Chi Nhánh Hà Nội: 68 Lương Yên, P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội – Điện thoại : 0988 115 552
Email : Muaphelieu.88@gmail.com