Stainless Steel là gì? Những điều cần biết về Stainless Steel

Stainless Steel là cụm từ Tiếng Anh xuất hiện khá nhiều trong xã hội hiện nay, ý chỉ loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của con người. Tại các quốc gia trên thế giới, hầu hết người ta gọi vật liệu đó là “Stainless Steel” – tạm hiểu là vật liệu không bị gỉ sét trước tác động của môi trường.

Để cho dễ đọc và ghi nhớ tốt, người Việt Nam thường gọi là thép không gỉ hoặc Inox. Như vậy, Stainless Steel chính là Inox hoặc thép không gỉ. Nếu trước kia ai đã từng suy nghĩ Stainless Steel là vật liệu gì đó cao siêu, chỉ xuất hiện ở các quốc gia tiến bộ thì hoàn toàn nhầm lẫn. Bởi lẽ Stainless Steel và Inox Việt Nam chỉ là một, hay nói đúng hơn Stainless Steel chính là tên Tiếng Anh của Inox (thép không gỉ).

Nếu có dịp nghiên cứu tài liệu nước ngoài, thì chắc hẳn bạn sẽ nhận ra Stainless Steel sở hữu những đặc tính giống hệt Inox Việt Nam, từ hình thức bên ngoài cho đến chất lượng bên trong tất cả chỉ là một. Tuy nhiên để quý vị không hoài nghi về Stainless Steel, bài viết dưới đây Thịnh Phát sẽ chia sẻ tất cả những gì thuộc Stainless Steel bao gồm tính chất đặc trưng, phạm vi ứng dụng và giá thành thực tế. Qua đó giúp quý vị có cái nhìn tổng quát về Stainless Steel, và củng cố niềm tin rằng Stainless Steel thực chất chỉ là thép không gỉ (hoặc Inox Việt Nam).

Thịnh Phát thu mua phế liệu thép không gỉ giá cao, chiết khấu cho người giới thiệu lên tới 60 triệu đồng. Mời quý khách xem ngay bảng giá thu mua phế liệu mới nhất của Thịnh Phát.

Stainless Steel là gì?
Stainless Steel là gì?

Stainless steel là gì?

Stainless Steel chính là thép không gỉ (hay là Inox). Người Việt Nam vốn dĩ không có thói quen gọi Inox là Stainless Steel, do đó nhiều người lầm tưởng rằng đây là 2 vật liệu hoàn toàn khác nhau (trong khi đó Stainless Steel và Inox chỉ là một).

Mới nghe qua cái tên “Stainless Steel”, không ít người cho rằng: đây là vật liệu cao cấp, có tính năng vượt trội, được sản xuất ở các quốc gia tiến bộ – nơi sở hữu dây chuyền sản xuất siêu hiện đại, tốn kém nhiều về mặt chi phí,… Trên thực tế, ít ai biết rằng Stainless Steel lại là vật liệu phổ biến ở thị trường Việt Nam.

Chúng ta vẫn nhìn thấy và sử dụng Stainless Steel mỗi ngày, thậm chí là lựa chọn nó để thi công những bộ phận quan trọng của trang thiết bị sản xuất, các loại máy móc, phương tiện giao thông hay nhà ở dân dụng như: cầu thang, lan can, nội thất trang trí,… Đến đây bạn có thể đoán được Stainless Steel chính là vật liệu gì của Việt Nam không?

Stainless Steel được định nghĩa như sau: là vật liệu chứa các thành phần sắt, carbon và crom, trong đó tỷ lệ crom tối thiểu là 10.5% tính theo khối lượng thực tế của Stainless Steel. Kim loại crom được xem như lớp áo bảo vệ cho lõi sắt bên trong tránh khỏi những tác động của môi trường tự nhiên như: nước, không khí, độ ẩm, ánh nắng mặt trời, muối biển, axit, bazơ, các loại hóa chất,… Hàm lượng crom càng lớn thì độ bền của Stainless Steel càng cao.

Stainless Steel chính là thép không gỉ (hay là Inox)
Stainless Steel chính là thép không gỉ (hay là Inox)

Thành phần Stainless Steel trong thực tế còn bao gồm các kim loại khác như: Niken, Silic, Mangan,… Sắt, Carbon, Crom chỉ là những kim loại chủ yếu cấu tạo nên Stainless Steel, trong đó Crom chiếm ít nhất 10.5% và Carbon chiếm ít nhất 12% theo khối lượng thực tế của Stainless Steel. Nếu theo định nghĩa này, thì Stainless Steel không khác gì thép không gỉ, nói đúng hơn thì 2 vật liệu chỉ là một. Stainless Steel chính là thép không gỉ (Inox), hoặc Inox chính là Stainless Steel.

Stainless steel có khả năng chống ăn mòn cực cao. Không chỉ trong môi trường bình thường, mà ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất như: thường xuyên tiếp xúc với nước biển, các loại hóa chất, nhiệt độ không ổn định (lúc cao lúc thấp),… thì Stainless Steel cũng không bị gỉ sét.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, Stainless Steel chính là vật liệu chống oxy hóa tốt nhất hiện nay, các yếu tố tự nhiên dường như không làm ảnh hưởng đến kết cấu bên trong vật liệu. Stainless Steel bền vững trong hầu hết hoàn cảnh, độ bền có thể lên đến 50 năm nếu sử dụng ở môi trường bình thường.

Ngoài tính bền, Stainless Steel còn sở hữu những ưu điểm vượt trội như: dễ uốn dẻo và tạo hình theo ý muốn, bề mặt luôn luôn sáng bóng, không bị gỉ sét hoặc biến dạng theo thời gian, khả năng chịu lực tốt, dễ dàng lau chùi vệ sinh, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau,… Mặc dù có nguồn gốc từ thép nguyên chất, nhưng Stainless Steel sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn hẳn như: kết cấu chắc chắn bền bỉ, có giá trị thẩm mỹ cao, bề mặt trơn láng tạo vẻ sáng bóng nhất định, có thể thi công thành nhiều bộ phận (chi tiết) khác nhau.

Stainless Steel dần trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong các ngành nghề sản xuất, đáp ứng nhu cầu nhu cầu của khách hàng về một loại nguyên liệu tốt, đẹp, chắc chắn và có giá thành hợp lý.

Quá trình hình thành và phát triển của thép không gỉ

Đa số các kim loại tồn tại trong tự nhiên đều gặp phải hiện tượng oxy hóa nhất định; nó được hiểu là sự ăn mòn của các yếu tố nắng, mưa, không khí, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, muối biển, các loại hóa chất,… Dù muốn hay không thì những vật liệu đó cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực của môi trường bên ngoài. Sau một thời gian bị ăn mòn, các kim loại trên trở nên gỉ sét, cong vênh hoặc biến dạng hình thức bên ngoài. Thậm chí kết cấu bên trong cũng bị hủy hoại ít nhiều, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng công trình.

Đứng trước nguy cơ đó, con người buộc phải tìm ra loại vật liệu mới, có khả năng chống chịu trước điều kiện khắc nghiệt, cụ thể là không bị ăn mòn bởi các yếu tố tự nhiên, độ bền ít nhất 20 năm và đáp ứng yêu cầu của người sử dụng (cả về hình thức bên ngoài lẫn chất lượng bên trong).

Năm 1980, nhà luyện kim người Pháp – Pierre Berthier đã nhận thấy những tính chất đặc biệt của kim loại crom như: độ bền, độ cứng, không dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với axit hoặc các loại hóa chất mạnh,… Đến năm 1821, ông đã tạo ra hợp chất sắt – crom để phục vụ cho ngành y tế, cụ thể là sản xuất dụng cụ y tế lúc bấy giờ. Và đây chính là tiền than của thép không gỉ.

Tuy nhiên mãi đến năm 1872, hai nhà khoa học người Anh là Clark và Woods mới chính thức sáng tạo ra hợp kim thép không gỉ và được nhận bằng sáng chế danh giá cho loại vật liệu này. Xã hội càng phát triển, thì sáng tạo của con người càng không có biên giới. Sau lần xuất hiện đầu tiên của thép không gỉ trên thế giới, các nhà khoa học đã không ngừng nỗ lực cho ra đời những vật liệu tốt hơn nữa.

Bằng cách bổ sung thêm các hợp chất hóa học, hoặc thay đổi tỷ lệ crom – sắt – carbon hiện có, mà thép không gỉ ngày nay đã đạt đến trình độ lý tưởng đó là: độ bền siêu cao (ít nhất 30 năm), chống oxy hóa tuyệt đối, mềm dẻo dễ thi công tạo hình, bề mặt luôn sáng bóng và đẹp đẽ, mang đến giá trị đích thực cho người dùng. Trong sản xuất có rất nhiều loại inox (thép không gỉ) khác nhau, điều này có được là do thành phần các chất hóa học có sự khác nhau. Do đó, mỗi loại inox sẽ sở hữu những ưu điểm và hạn chế riêng biệt.

Ứng dụng của thép không gỉ (Stainless Steel)

Ứng dụng của Stainless Steel trong công nghiệp

Thép không gỉ được sử dụng nhiều trong cả ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Cụ thể như:

  • Đóng thùng đựng hóa chất;
  • Làm các bộ phận của tàu, thuyền như mái chèo, đường dẫn, hệ thống xử lý nước thải, chấn lưu, mỏ neo,…
Stainless Steel được dùng làm bồn nước trong xây dựng
Stainless Steel được dùng làm bồn nước trong xây dựng

Ứng dụng của Stainless Steel trong ngành chế biến thực phẩm

  • Là nguyên liệu chính để sản xuất công cụ trong nhà máy sản xuất và chế biến thức ăn;
  • Làm vỏ lon nước uống, nước ngọt, bia và nhiều loại nước đóng chai khác
  • Làm đồ hộp chứa thực phẩm, bình giữ nhiệt,…

Ứng dụng của Stainless Steel trong gia dụng

Hầu hết các đồ dùng trong nhà chúng ta đặc biệt là ở trong phòng bếp đều được sản xuất từ stainless Steel. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy:

  • Nồi, chảo, muỗng, đũa, dao, nĩa, thau, chậu, nồi, bếp ga,… trong nhà bếp;
  • Vòi nước, vòi hoa sen, ống dẫn, bồn rửa,…  trong phòng tắm hoặc phòng vệ sinh.
Bộ nồi làm được sản xuất từ stainless Steel (inox)
Bộ nồi làm được sản xuất từ stainless Steel (inox)

Ứng dụng của Stainless Steel trong y tế

Chỉ vật liệu inox đáp ứng được các yêu cầu về vấn đề vệ sinh cũng như khả năng chịu nhiệt, chống ăn mòn khắt khe của lĩnh vực y dược. Từ các mũi kim tiêm, dụng cụ phòng mổ như dao, kéo, kẹp; dụng cụ thí nghiệm đến giường, tủ trong bệnh viện, đèn phòng phẫu thuật, ly, cốc,.. đều là thép không gỉ.

Ứng dụng của Stainless Steel trong xây dựng

Thép không gỉ là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà thầu, chủ đầu tư cho cửa ra vào, cửa sổ, mái nhà, tay vịn cầu thang, lan can ban công vì độ bền cao, kết cấu vững chắc, chịu được trọng lực và môi trường khắc nghiệt ngoài trời.

Ứng dụng của Stainless Steel trong vận tải

Thép không gỉ dùng để làm các khung sườn xe, vòng đệm, vành bánh xe, hệ thống xả khí,… của các loại xe máy, ô tô thậm chí là cả tàu hỏa, máy bay,..

Thùng xe được sản xuất từ stainless Steel (inox)
Thùng xe được sản xuất từ stainless Steel (inox)

Ứng dụng của Stainless Steel trong trang trí

Đồng hồ là ứng dụng cao nhất của Stainless Steel trong lĩnh vực chế tạo trang sức. Rất nhiều thương hiệu đồng hồ nổi tiếng trên thế giới đều sử dụng thép không gỉ là nguyên liệu chính và không thể thay thế. Ngoài ra, còn có rất nhiều đồ vật inox dùng để trang trí không gian nội thất cũng như ngoại thất.

Đồng hồ Stainless Steel
Thép không gỉ có bề mặt sáng bóng, trơn láng nên rất thích hợp để chế tác đồ trang sức hay vật dụng trang trí nội thất

Chắc hẳn câu hỏi Stainless steel là gì? hay các vấn đề liên quan đến Stainless steel không thể làm khó được bạn nữa. Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý vị câu trả lời chính xác nhất về Stainless Steel. Stainless Steel chính là thép không gỉ (hay còn được gọi là Inox) là vật liệu chống ăn mòn tốt nhất hiện nay, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực (ngành nghề) hiện nay.

Sản phẩm có nguồn gốc từ Stainless Steel (thép không gỉ) thường có giá trị cao và được nhiều người săn đón. Tuy nhiên ít ai biết rằng: phế liệu của Stainless Steel cũng được thu mua rất nhiều trên thị trường. Nếu bạn có thiết bị, máy móc cũ bằng thép không gỉ hoặc Stainless Steel thừa sau quá trình sản xuất, hãy bán nó cho Công ty Thịnh Phát. Đây là đơn vị thu mua phế liệu uy tín nhất hiện nay, cam kết giá phế liệu cao hơn các đơn vị khác 30%, thanh toán nhanh chóng và song phẳng cho khách hàng.

Thịnh Phát thu mua phế liệu tại 64 tỉnh thành Việt Nam, có quan hệ làm ăn với tất cả các khu công nghiệp hiện nay. Thịnh Phát thu mua hầu hết các loại phế liệu bao gồm: đồng, nhôm, sắt, thép, Inox, Niken, bao bì, vải vụn, các loại nhựa,… miễn phí 100% thu gom và di dời phế liệu, dọn dẹp sạch sẽ sau khi dời đi. Thịnh Phát chi trả chiết khấu hấp dẫn cho người môi giới phế liệu, số tiền chiết khấu này có thể lên đến 60 triệu đồng (tùy theo khối lượng thu mua phế liệu thực tế). Hãy liên hệ ngay với Công ty Thịnh Phát để thụ hưởng chính sách thu mua phế liệu tốt nhất hiện nay.

Mời bạn đánh giá nội dung bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0988922622
Chat Zalo
Gọi điện