Ô nhiễm môi trường nước – Nguyên nhân và cách khắc phục

Ô nhiễm môi trường nước đe dọa cuộc sống của con người, làm đình trệ các quá trình sản xuất và thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế quốc gia. Làm thế nào để khắc phục ô nhiễm môi trường nước mà không làm giảm sự phát triển của kinh tế.

Ô nhiễm môi trường nước đang là vấn nạn của toàn thế giới. Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm về lâu dài sẽ gây bệnh cho con người, làm giảm chất lượng sản xuất và sinh hoạt. Chính phủ các nước không ngừng nỗ lực cải tạo nguồn nước tự nhiên, khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường nước nhằm bảo vệ cuộc sống con người trên toàn thế giới. 

Xem thêm :

Ô nhiễm môi trường nước đang là vấn nạn của toàn thế giới
Ô nhiễm môi trường nước đang là vấn nạn của toàn thế giới

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Nguồn nước bị ô nhiễm có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến các tác nhân tự nhiên và con người.

Nguyên nhân tự nhiên làm ô nhiễm môi trường nước chủ yếu do quá trình sạt lở đất đai, cháy rừng, núi lửa phun trào. Nước mưa sẽ cuốn theo khói bụi, chất mùn, bùn đất, nham thạch,… rơi xuống đại dương, sông, hồ, ao, suối hoặc ngấm trực tiếp vào mạch nước ngầm gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nước.

Nguyên nhân đến từ con người bao gồm quá trình sản xuất và sinh hoạt thông thường. Nền sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp hoạt động liên tục với hiệu suất lớn, nhằm tìm kiếm lợi nhuận thông qua sản lượng đầu ra. 

40% nhà máy, xí nghiệp tại Việt Nam không có hệ thống xử lý chất thải tương xứng với quy mô hoạt động hiện tại. Điều này dẫn đến hậu quả: các chất thải của quá trình sản xuất không được phân loại, xử lý đúng cách, khả năng phân hủy kém, chưa loại bỏ hoàn toàn các chất độc hoặc hóa chất còn sót lại sau khi xả ra môi trường tự nhiên.

Chất thải từ các khu công nghiệp được xem là tác nhân làm ô nhiễm môi trường trầm trọng nhất. Các chất thải rắn tồn tại lâu dài dưới mặt đất, không chỉ làm ô nhiễm môi trường đất mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt của dân cư (do các chất thải gây ô nhiễm môi trường ngấm vào mạch nước ngầm, đổ ra cửa sông, suối, ao, hồ – nơi cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho người dân.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không thể bỏ qua quá trình sinh hoạt của con người. Tại các khu đô thị, thành phố lớn – nói chung những nơi tập trung đông đúc dân cư, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường tự nhiên 2-3 tấn rác thải. Những người dân sống quanh khu vực biển, sông, hồ, ao, suối… có xu hướng xả chất thải ra nguồn nước này, mà không có động thái thu gom, phân loại hay xử lý rác thải đúng nơi quy định. 

Một số cửa sông của nước ta đang trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Mặc dù các cơ quan chính quyền địa phương đã có biện pháp xử lý rác thải trên sông, khử mùi hôi, làm sạch nguồn nước,… nhưng nhìn chung chỉ mang tính chất tạm thời, bởi lẽ người dân chưa thực sự nâng cao ý thức của bản thân. Hành động xả rác bừa bãi, lạm dụng nguồn nước công cộng vẫn tiếp diễn trong xã hội, khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề.

Con người hiện đang là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước
Con người hiện đang là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước

Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước để lại cho nhân loại vô cùng nặng nề. Trước mắt là các căn bệnh hiểm nghèo do sử dụng nguồn nước không sạch (bị nhiễm chất hóa học). Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến các hiện tượng liên quan như: ô nhiễm môi trường đất, không khí, làm thay đổi môi trường sống của các loài sinh vật,…

Nguồn nước bị nhiễm độc có thể làm chế các loài động thực vật dưới nước, thu hẹp nguồn thực phẩm cũng như nguyên liệu sản xuất của con người. Chuỗi thức ăn sinh học của các loài động vật sống trong tự nhiên vì thế mà thay đổi đáng kể, làm phá vỡ cấu trúc vốn có của hệ sinh thái tự nhiên.

Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước được sử dụng linh hoạt, đa dạng, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm nguồn nước và hậu quả nặng nề của vấn đề này. Để khắc phục ô nhiễm môi trường nước, các cơ quan chức năng chủ yếu sử dụng biện pháp sau:

Một là: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước của mỗi người dân. Nghiêm cấm, xử phạt hành chính các hành vi xả rác bừa bãi, lạm dụng nguồn nước công cộng, làm ô nhiễm (mức độ nặng hoặc nhẹ) các nguồn nước có trong tự nhiên hoặc tại khu vực sinh sống.

Hai là: Thiết kế hệ thống xử lý chất thải tại các cửa sông, hồ, suối,… – nơi có dân cư sinh sống hoặc diễn ra quá trình sản xuất công nghiệp, nhằm giảm bớt mức độ ô nhiễm môi trường nước do chất thải của sinh hoạt và sản xuất gây ra.

Ba là: Kiểm soát, quản lý hoạt động xử lý chất thải của các nhà máy, xí nghiệp; yêu cầu công nghệ xử lý chất thải tương xứng với quy mô hoạt động của doanh nghiệp nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường nước. 

Bốn là: Quản lý môi trường bằng chính sách pháp luật, chế tài và quy định cụ thể, phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực, nghề nghiệp và địa phương nhất định. Hoạt động quản lý, kiểm soát môi trường cần được thực hiện liên tục, thường xuyên và diễn ra trong mọi quy trình sản xuất. Xử phạt nghiêm minh các tổ chức, đơn vị có hành vi làm ô nhiễm môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí,…).

Hãy cùng tay bảo vệ nguồn nước, đừng để ô nhiễm mỗi trường nước ảnh hưởng đến cuộc sóng tươi đẹp này
Hãy cùng tay bảo vệ nguồn nước, đừng để ô nhiễm mỗi trường nước ảnh hưởng đến cuộc sóng tươi đẹp này

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước không chỉ làm thiệt hại cuộc sống của con người và các quá trình sản xuất, mà còn gây ra hệ lụy lâu dài tới thế hệ sau. Giải pháp hiệu quả nhất trong việc xử lý ô nhiễm môi trường nước là ngăn chặn, bài trừ, và không làm phát sinh các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Thay đổi nhận thức và hành vi ứng xử của con người trong việc giữ gìn môi trường xung quanh.

Mỗi hành động nhỏ bé, tưởng chừng như hết sức bình thường lại góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Bạn nên thu gom phế liệu và chuyển giao cho đơn vị xử lý chuyên nghiệp, để không làm ô nhiễm khu vực xung quanh.

Nếu bạn đang tim đơn vị thu mua phế liệu giá cao, xin vui lòng liên hệ :

MUA PHẾ LIỆU THỊNH PHÁT

Địa chỉ : 347 Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương – Điện thoại : 0907 824 888

Chi nhánh HCM : Quốc lộ 1A, Q. Thủ Đức, TP. HCM – Điện thoại : 0907 824 888

Chi Nhánh Biên Hòa : 40 Nguyễn Ái Quốc, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai – Điện thoại : 0907 824 888

Chi Nhánh Đà Nẵng : 12 Nguyễn Hữu Thọ, Q. Hải Châu, Đà Nẵng – Điện thoại : 0988 922 622

Chi Nhánh Hà Nội : 68 Lương Yên, Hà Nội – Điện thoại : 0988 115 552

Email : Muaphelieu.88@gmail.com

Hotline: 0988922622
Chat Zalo
Gọi điện