Vật tư là gì? Các thông tin chung về vật tư trong sản xuất

Vật tư là gì là thắc mắc mà nhiều người đang trăn trở và đau đầu vì không biết cách phân biệt rõ ràng khái niệm này với một số thuật ngữ khác trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu hiểu nhầm định nghĩa và áp dụng sai có thể gây ra những sai sót nghiêm trọng trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh và phát triển kinh tế của doanh nghiệp. Vì thế, các bạn hãy cùng Thu mua phế liệu Thịnh Phát tìm hiểu ngay về định nghĩa này trong bài viết dưới đây nhé.

Có rất nhiều người đang thắc mắc định nghĩa và cách phân biệt các loại vật tư là gì
Có rất nhiều người đang thắc mắc định nghĩa và cách phân biệt các loại vật tư là gì

Vật tư là gì? Cách phân biệt vật tư, nguyên vật liệu và công cụ đơn giản nhất

Vật tư chính là vật liệu thành phẩm hoặc bán thành phẩm hoặc các công cụ được sử dụng để tạo nên sản phẩm cuối cùng. Vật tư được cấu thành từ hai nhóm chính: vật liệu và tư liệu sản xuất. Nhờ sử dụng vật tư, quá trình sản xuất được vận hành trơn tru và thuận lợi, tạo nên nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Với tên gọi như vậy, vật tư thường bị nhầm lẫn với khái niệm nguyên vật liệu và công cụ sản xuất. Tuy nhiên, để có thể phân biệt rõ những thuật ngữ này thì các bạn hãy cùng tìm hiểu ngay trong phần dưới đây:

  • Vật tư: Là khái niệm chung bao hàm toàn bộ các loại nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm và các công cụ dụng cụ sử dụng trong quá trình cấu thành sản phẩm cuối cùng. Vật tư có thể liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc không.
  • Nguyên vật liệu: Là vật chất đầu vào của quá trình sản xuất tạo nên thành phẩm cuối cùng của doanh nghiệp.
  • Công cụ, dụng cụ: Là các thiết bị máy móc, đồ dùng được đầu tư lâu dài để hỗ trợ chuyển nguyên vật liệu thành sản phẩm đưa ra thị trường. 
Vật tư bao gồm tất cả các loại nguyên vật liệu và công cụ sử dụng trong quá trình tạo thành sản phẩm cuối cùng
Vật tư bao gồm tất cả các loại nguyên vật liệu và công cụ sử dụng trong quá trình tạo thành sản phẩm cuối cùng

Phân loại vật tư

Sau khi đã nắm rõ khái niệm vật tư là gì thì các bạn hãy cùng Thu mua phế liệu Thịnh Phát tìm hiểu về các loại vật tư cơ bản trong nền kinh tế hiện nay nhé. Theo như định nghĩa, vật tư là một bộ phận cơ bản trong quá trình sản xuất, do đó, để dễ dàng xử lý số liệu và báo cáo tài chính thì vật tư thường được chia thành hai nhóm chính như sau:

Nguyên vật liệu cơ bản đầu vào

  • Nguyên liệu chính: Đây là thành phần cấu thành trực tiếp nên sản phẩm hoặc các bộ phận chính của sản phẩm như vải, sắt thép, xi măng, thực phẩm,…
  • Nguyên liệu phụ: Đây là thành phần phụ trợ cấu tạo nên sản phẩm để làm tăng chất lượng, giá trị, hình dáng và màu sắc của sản phẩm cuối cùng
  • Nhiên liệu: Là nguồn thành phần được sử dụng cho hệ thống máy móc công nghệ cao phục vụ sản xuất như xăng dầu, than củi, khí gas,…
  • Phụ tùng thay thế: Đây là thành phần thường gặp trong nhóm vật tư kỹ thuật, có tác dụng thay thế, sửa chữa máy móc 
  • Phế liệu và vật liệu khác: Đây là những thành phần được tận dụng hoặc thu hồi thanh lý trong quá trình sản xuất, có thể sử dụng lại hoặc bán ra ngoài để thu về giá trị nhất định. Những thành phần này thường không có giá trị cao. 

Công cụ, dụng cụ sản xuất

  • Công cụ có giá trị phân bổ 100%: Đây là thành phần vật tư có thời gian sử dụng ngắn và giá trị nhỏ, được phân bổ một lần trong hạch toán quyết toán cuối kỳ như cuốc, xẻng, chổi quét, thiết bị bảo hộ,…
  • Công cụ có giá trị phân bổ nhiều lần: Đây là nhóm vật tư có giá trị lớn và có thể tái sử dụng nhiều lần liên tiếp, có giá trị được chia đều như giàn giáo, cốp pha, dây chuyền máy móc,…
Có rất nhiều nhóm vật tư với vai trò khác nhau trong một doanh nghiệp sản xuất 
Có rất nhiều nhóm vật tư với vai trò khác nhau trong một doanh nghiệp sản xuất

Tổng quan về công tác quản lý vật tư

Công tác quản lý vật tư là gì? Tại sao phải quản lý và kiểm soát vật tư? Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến quá trình quản lý, kiểm toán và thiết lập kế hoạch vật tư của doanh nghiệp. Nhờ công tác này mà công ty có thể xác định lượng sản phẩm dự kiến, có kế hoạch bổ sung vật tư khi cần thiết và đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn. 

Người chịu trách nhiệm quản lý vật tư trong doanh nghiệp thường là kế toán vật tư. Với công việc chính là tổng hợp, đánh giá tỷ lệ tiêu hao vật tư trong một chu kỳ nhất định, đồng thời cân đối năng suất lao động và đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao giá trị doanh nghiệp. Một số công tác cơ bản khi tiến hành quản lý vật tư trong một doanh nghiệp sản xuất bao gồm:

  • Tổ chức phân loại, đánh giá các loại vật tư theo yêu cầu
  • Chuẩn bị chứng từ, giấy tờ phù hợp với phương thức quyết toán hàng tồn kho của doanh nghiệp
  • Cập nhật tình hình biến động tăng giảm vật tư trong quá trình hoạt động kinh doanh
  • Kiểm tra, đánh giá chỉ tiêu kế hoạch sử dụng vật tư và có đóng góp cải thiện nâng cao hoạt động sản xuất. 
  • Xây dựng phương thức kiểm kê, quản lý số lượng và chất lượng vật tư phù hợp
  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan để kiểm định, bảo quản và xác định định mức dự trữ tối đa cho nguyên vật liệu đầu vào.
  • Tính toán tổng chi phí cho một đơn vị sản phẩm để đưa ra mức giá thành phù hợp với từng sản phẩm khác nhau.
Kế toán vật tư chịu trách nhiệm hoàn toàn cho vấn đề quản lý và kiểm soát số lượng, chất lượng vật tư của doanh nghiệp
Kế toán vật tư chịu trách nhiệm hoàn toàn cho vấn đề quản lý và kiểm soát số lượng, chất lượng vật tư của doanh nghiệp

Quy trình thu mua phế liệu ở Thu mua phế liệu Thịnh Phát

Để có thể tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Thu mua phế liệu Thịnh Phát, chúng tôi đã xây dựng quy trình thu mua phế liệu nói chung và các loại inox nói riêng vô cùng nhanh chóng và đơn giản như sau:

  • Khách hàng có nhu cầu thanh lý phế liệu inox liên hệ đến hotline của công ty phế liệu Thịnh Phát
  • Quý khách gửi hình ảnh phế liệu qua zalo hoặc các nhân viên kiểm định của chúng tôi sẽ đến tận nơi để đánh giá tình trạng của các loại inox phế liệu như chủng loại, tình trạng mới cũ, khả năng tái chế, số lượng,…
  • Cung cấp bảng báo giá cho khách hàng và tiến hành thỏa thuận hợp đồng mua bán với các thông tin quan trọng như: mức giá thu mua, thời gian thu mua, phương thức thanh toán, địa điểm thu gom phế liệu,… 
  • Chúng tôi cử nhân viên đến thu mua, vận chuyển và thanh toán cho khách hàng theo yêu cầu của quý khách
  • Đội ngũ nhân viên của Thịnh Phát dọn dẹp kho bãi 
  • Lưu thông tin của khách hàng trong hệ thống để chăm sóc khách hàng và có chính sách ưu đãi trong các lần hợp tác về sau.

Qua bài viết trên, quý khách hàng đã nắm rõ khái niệm vật tư là gì và những thông tin liên quan đến thuật ngữ này trong nền kinh tế hiện đại ngày nay. Nếu còn bất cứ thông tin nào chưa rõ hoặc muốn tìm hiểu về dịch vụ của chúng tôi, quý khách vui lòng liên hệ đến đường dây nóng hoặc theo các thông tin dưới đây nhé. 

Thông tin liên hệ

Công ty thu mua phế liệu Thịnh Phát

  • Địa chỉ: 347 Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Quốc lộ 1A, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Đồng Nai: 40 Nguyễn Ái Quốc, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
  • Chi nhánh Đà Nẵng: 12 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Chi nhánh Hà Nội: 68 Lương Yên, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: 0988 922 622 – 0907 824 888
  • Email: Muaphelieu.88@gmail.com
Mời bạn đánh giá nội dung bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0988922622
Chat Zalo
Gọi điện