Giá thành là gì? Những thông tin cần biết về giá thành sản phẩm mới nhất

Giá thành là gì? Đối với những khách hàng tham gia kinh doanh, buôn bán các loại sản phẩm thì chắc chắn thường xuyên gặp khái niệm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, mặc dù khá phổ biến nhưng khái niệm này lại không có nhiều người hiểu rõ. Hãy cùng Thu mua phế liệu Thịnh Phát tìm hiểu ngay về định nghĩa này trong bài viết dưới đây nhé.

Hãy tham khảo ngay định nghĩa và phương pháp xác định giá thành là gì mới nhất
Hãy tham khảo ngay định nghĩa và phương pháp xác định giá thành là gì mới nhất

Khái niệm giá thành là gì?

Theo định nghĩa của các chuyên gia kinh tế, giá thành là tổng toàn bộ chi phí mà một doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành một sản phẩm nhất định, bao gồm các vật liệu hao phí, chi phí lao động và chi phí khác trong điều kiện hoạt động và công suất bình thường. Bản chất của khái niệm này là sự di chuyển giá trị yếu tố vật chất khác thành giá trị của sản phẩm. Vì lẽ đó, toàn bộ các khoản hao phí cấu thành nên một sản phẩm đó sẽ chính là giá thành sản phẩm.

Thông thường, giá thành sản phẩm thường được tạo thành bởi ba loại chi phí cơ bản như sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên thành phẩm và dịch vụ đó
  • Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm
  • Chi phí sản xuất chung là chi phí khấu hao tài sản, chi phí điện nước, chi phí quản lý,… có liên quan đến quá trình cấu thành sản phẩm.

Giá thành là một khái niệm khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhưng ý nghĩa của giá thành là gì? Việc tính toán và xây dựng các chỉ tiêu về giá thành sản phẩm được sử dụng vào mục đích gì? Hãy tìm hiểu ngay nhé.

  • Giá thành là thước đo chính xác mức chi phí sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm, giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như có phương hướng điều chỉnh phù hợp.
  • Giá thành giúp kiểm soát tình hình sản xuất và có biện pháp tổ chức, sử dụng công nghệ kỹ thuật phù hợp
  • Giá thành giúp doanh nghiệp xây dựng bảng giá tiêu thụ sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận của công ty
Giá thành là thước đo chính xác mức chi phí sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm
Giá thành là thước đo chính xác mức chi phí sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm

Các loại giá thành sản phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Sau khi đã nắm rõ giá thành là gì thì các bạn hãy cùng Thu mua phế liệu Thịnh Phát tìm hiểu về các khái niệm giá thành đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhé. Tùy theo thời điểm tính toán và phạm vi xác định chi phí mà chúng ta có thể phân loại giá thành theo các phương pháp sau:

Xác định theo thời điểm tính giá

Phương thức phân loại này giúp doanh nghiệp tính toán và quản lý mức giá sản phẩm cũng như nguồn nguyên vật liệu đầu vào tốt hơn. Đồng thời, cách này giúp doanh nghiệp xác định các khoản chi cơ bản trong quá trình sản xuất và có phương pháp hạ giá phù hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Khi xác định giá thành theo thời điểm tính giá thì có ba loại có thể kể đến như: 

  • Giá thành kế hoạch: Đây là phần chi phí được dự tính trong phạm vi cần thiết để sản xuất nên sản phẩm. Cơ sở của loại giá này là dự kiến số lượng sản phẩm và chi phí ban đầu.
  • Giá thành định mức: Tại thời điểm nhất định nào đó trong kỳ kế hoạch sản xuất, giá thành của sản phẩm được dự tính với các chi phí phát sinh thêm cần cho sản xuất và dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp.
  • Giá thành thực tế: Đây là giá thành được kế toán xác định dựa trên chi phí sản xuất thực tế, thường được xác định vào giai đoạn cuối hoặc khi đã hoàn thành sản phẩm. 
Tùy theo thời điểm tính giá mà có nhiều loại giá thành sản phẩm khác nhau
Tùy theo thời điểm tính giá mà có nhiều loại giá thành sản phẩm khác nhau

Xác định theo phạm vi phát sinh chi phí

Khi phân loại giá thành theo phạm vi, chúng ta hoàn toàn có thể xác định mức giá thuộc quy mô phân xưởng và quy mô đầy đủ. Nhờ đó, phương pháp này giúp doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh chính xác. Cách này chia giá thành thành hai nhóm chính:

  • Giá thành sản xuất: Đây là khái niệm giá thành được xác định gồm các chi phí có liên quan đến quy trình sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng với các chi phí trực tiếp.
  • Giá thành tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí quản lý cấp cao và chi phí bán hàng của sản phẩm, khái niệm giá thành này biểu thị toàn bộ các giá trị tiêu tốn cho sản phẩm cho đến khi sản phẩm đó chuyển thành lợi nhuận doanh nghiệp. 
Giá thành có thể được chia làm hai nhóm chính: giá sản xuất và giá tiêu thụ
Giá thành có thể được chia làm hai nhóm chính: giá sản xuất và giá tiêu thụ

Các phương pháp tính toán giá thành sản phẩm

Để có thể tính ra những mức giá thành chính xác theo từng yêu cầu và đặc thù doanh nghiệp, đội ngũ kế toán viên cần có kiến thức cơ bản và những kỹ năng cần thiết nhằm xác định đúng giá thành sản phẩm. Hiện nay, có rất nhiều cách tính giá nhưng mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé.

Phương pháp tính giá trực tiếp

Đây là cách tính giá thành dùng riêng cho những mẫu sản phẩm có số lượng ít mặt hàng nhưng quy mô lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Một số loại sản phẩm phù hợp như điện, nước, than, gỗ,… Ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng hạch toán nhanh chóng, thường trùng với kỳ báo cáo quyết toán nên cũng rất dễ đối chiếu, kiểm tra,… Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tăng số lượng loại sản phẩm hoặc lựa chọn phương pháp sản xuất phức tạp thì cách tính này không còn phù hợp nữa. 

Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Với một số doanh nghiệp đặc thù, bên cạnh sản phẩm chính còn có thể tạo ra các sản phẩm phụ kèm theo với giá trị thấp hơn. Để xác định chính xác giá thành là gì trong trường hợp này thì cần loại bỏ phần giá trị của sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm chính. Tuy nhiên, cách tính này khá phức tạp và khó có thể xác định chính xác giá sản phẩm phụ. 

Phương pháp xác định giá thành là gì?
Phương pháp xác định giá thành là gì?

Phương pháp sử dụng đơn đặt hàng

Đây là cách xác định giá thành khá quen thuộc với những doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng của người mua. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng lẻ từ khi bắt đầu sản xuất đến khi giao hàng cho khách. Cách tính này không phân biệt giữa các phân xưởng nhưng lại khá rời rạc, khó khăn trong việc báo giá trước và yêu cầu tính toán chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng. 

Phương pháp hệ số

Nếu trong suốt quá trình sản xuất, doanh nghiệp chỉ sử dụng một loại nguyên vật liệu và lượng lao động nhất định nhưng thu về nhiều loại sản phẩm khác nhau thì có thể xác định chi phí chung cho cả quá trình sản xuất. Cách tính này sẽ lựa chọn một sản phẩm có hệ số 1 để làm tiêu chuẩn và quy đổi các nhóm sản phẩm còn lại tương ứng theo giá trị này. 

Phương pháp định mức tỷ lệ

Đây chính là lựa chọn hoàn hảo cho những doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm quy cách khác nhau và có số lượng nguyên vật liệu đầu vào cũng cực kỳ đa dạng. Khi sử dụng cách này, kế toán sẽ tính ra mức giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm. 

Phương pháp phân bước

Nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều công đoạn sản xuất phức tạp và tạo nên các nhóm bán thành phẩm có giá trị khác nhau thì đây chính là một lựa chọn hoàn hảo. Điển hình của loại hình sản xuất này chính là số lượng sản phẩm dở dang chưa hoàn thiện nằm ở hầu hết các công đoạn. Chi phí của các giai đoạn chế biến được tập hợp và xác định mức giá thành phẩm nằm ở giai đoạn chế biến cuối cùng. 

Tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà kế toán có thể lựa chọn phương pháp xác định giá thành khác nhau
Tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà kế toán có thể lựa chọn phương pháp xác định giá thành khác nhau

Thịnh Phát – chuyên thu mua phế liệu giá cao nhất Việt Nam

Sau hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu mua phế liệu, công ty phế liệu Thịnh Phát đã được rất nhiều khách hàng và đối tác tin tưởng lựa chọn. Chúng tôi luôn đảm bảo uy tín, độ tin cậy và quy trình giao dịch nhanh chóng, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Một số ưu điểm vượt trội của dịch vụ thu mua phế liệu ở Thịnh Phát mà quý khách có thể quan tâm như:

  • Mức giá thu mua luôn cao hơn 30% so với thị trường
  • Tiến hành thu mua nhanh chóng, thanh toán ngay sau khi bốc xếp hàng
  • Phương thức thanh toán linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của khách hàng
  • Thu mua tận nơi, dọn dẹp vệ sinh sau khi giao dịch xong
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và luôn sẵn sàng tư vấn cho mọi thắc mắc của quý khách hàng

Qua bài viết về giá thành ở trên, quý khách đã nắm rõ định nghĩa giá thành là gì và những phương pháp xác định giá thành phổ biến nhất hiện nay. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua theo thông tin dưới đây:

Công ty thu mua phế liệu Thịnh Phát

  • Địa chỉ: 347 Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Quốc lộ 1A, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Đồng Nai: 40 Nguyễn Ái Quốc, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
  • Chi nhánh Đà Nẵng: 12 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Chi nhánh Hà Nội: 68 Lương Yên, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: 0988 922 622 – 0907 824 888
  • Email: Muaphelieu.88@gmail.com
Mời bạn đánh giá nội dung bài viết
Hotline: 0988922622
Chat Zalo
Gọi điện