Giới hạn bền của thép là gì? Tổng quan về giới hạn bền của các loại thép xây dựng phổ biến nhất

Giới hạn bền của thép là gì? Cách xác định giới hạn bền kéo, giới hạn bền uốn của các loại sắt thép xây dựng trên thị trường hiện nay như thế nào? Việc nắm rõ các thông tin về đặc điểm cơ lý tính của thép vật liệu như giới hạn bền, giới hạn chảy,… giúp thi công đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng công trình và tăng độ bền sử dụng của dự án xây dựng. Quý khách hãy cùng tham khảo các thông tin về các loại giới hạn bền của thép trong bài viết dưới đây nhé. 

Thu mua phế liệu Thịnh Phát chuyên nhận thu mua tất cả các loại phế liệu trên thị trường với mức giá cao. Để biết thêm thông tin và bảng giá thu mua mới nhất, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline 0907 824 888 – 0988 922 622 – A. Ngọc. 

Có rất nhiều người thắc mắc giới hạn bền của thép là gì
Có rất nhiều người thắc mắc giới hạn bền của thép là gì
Mục lục

Tổng quan về thép xây dựng

Thép là một hợp kim của sắt và một số nguyên tố hóa học khác như carbon, đồng, mangan, silic, photpho, lưu huỳnh, crom,… Tùy theo từng nhà sản xuất mà tỷ lệ thành phần nguyên tố trong thép là khác nhau. Do đó, vì nguyên do này, các loại thép trên thị trường hiện nay đều có độ cứng, độ đàn hồi, tính dẻo, tính uốn,… khác nhau. Đặc biệt, tỷ lệ carbon là một trong những số liệu quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thép.

Xem thêm: Bảng giá sắt thép phế liệu mới nhất

Kết cấu thép là một khối vật liệu cứng, độ bền cao. Các nguyên tố sắt trong thành phần thép được hạn chế di chuyển, giúp kiểm soát được giới hạn bền và các đặc điểm cơ lý tính khác của thép. Trên thị trường hiện nay có tới 3000 loại thép khác nhau với nhiều ứng dụng cũng như đặc điểm đa dạng. Việc xác định giới hạn bền của thép là gì có thể giúp phân biệt loại thép, mác thép và có biện pháp sử dụng phù hợp. 

Thép có kết cấu cứng, độ bền cao, phù hợp để sản xuất, gia công và ứng dụng trong đời sống
Thép có kết cấu cứng, độ bền cao, phù hợp để sản xuất, gia công và ứng dụng trong đời sống

Ứng dụng chính của thép trong đời sống

Trước khi tìm hiểu về giới hạn bền của thép là gì, quý khách hãy cùng Thu mua phế liệu Thịnh Phát tham khảo các đặc điểm, ứng dụng của thép trong đời sống hiện đại ngày nay. Với những đặc điểm vượt trội như khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt, cơ tính tổng hợp cao và cho phép gia công hàn uốn tùy ý, thép được rất nhiều khách hàng sử dụng và lựa chọn làm vật liệu xây dựng, sản xuất và thiết kế. 

Hầu như tất cả các lĩnh vực đời sống hiện nay đều có sự xuất hiện của thép. Một số vai trò quan trọng của thép hiện nay có thể kể đến như sau:

  • Trong ngành kỹ thuật cơ khí chế tạo: Thép là nguyên liệu chính để sản xuất các vật liệu cơ khí kỹ thuật và sử dụng trong các ngành cơ khí chính xác như phay, tiện, CNC,… 
  • Trong ngành xây dựng: Làm bê tông cốt thép, xây dựng hạ tầng cơ sở, công trình giao thông, xây dựng dân dụng, nhà thép tiền chế, nhà xưởng, nhà máy sản xuất. Việc sử dụng thép để xây dựng giúp tăng sự kiên cố và chắc chắn cho công trình. 
  • Trang trí công trình, thiết bị nội ngoại thất: Thép thường được sử dụng làm cổng, hàng rào, lan can, cầu thang, cửa,… mang lại vẻ đẹp hiện đại cho công trình, tăng tuổi thọ sử dụng.
  • Trong ngành công nghiệp sản xuất: Một trong những ứng dụng chính của thép là sử dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, xe đạp,… Bên cạnh đó, có rất nhiều đồ dùng, máy móc được làm từ thép.
Thép có tính ứng dụng rất cao, thường được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống
Thép có tính ứng dụng rất cao, thường được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống

Phân loại các loại thép phổ biến nhất hiện nay

Với thành phần nguyên vật liệu khác nhau, tính chất và đặc điểm cơ lý tính của các loại thép cũng không giống nhau. Do đó, việc xác định giới hạn bền của thép là gì có thể giúp phân loại thép và đưa ra các hướng dẫn sử dụng phù hợp. Trên thị trường hiện nay có hơn 3000 loại thép khác nhau nhưng có thể chia thành các nhóm sau:

  • Theo hình dạng thép: thép cuộn, thép ống, thép hộp, thép hình, thép thanh vằn, thép tấm,… 
  • Theo hàm lượng carbon: thép carbon thấp, thép carbon trung bình và thép carbon cao
  • Theo hàm lượng nguyên tố kim loại thêm vào: thép hợp kim thấp, thép hợp kim vừa và thép hợp kim cao
  • Cách phân loại khác: thép không gỉ, thép mạ kẽm, thép crom mạ kẽm nhúng nóng, thép CT3, thép SS400,…
Tùy theo hình dạng, thành phần mà có thể phân loại thép thành các nhóm khác nhau
Tùy theo hình dạng, thành phần mà có thể phân loại thép thành các nhóm khác nhau

Giới hạn bền của thép là gì?

Giới hạn bền là một đặc tính cơ bản của thép, ký hiệu của khái niệm này là δ. Thông số này biểu thị khả năng chịu đựng, không bị nứt gãy hoặc phá hủy trước tác động của ngoại lực ở một cường độ nhất định. Giới hạn bền hay còn được gọi là độ bền kéo, ứng suất bền kéo biểu thị thông số lực tối đa mà vật liệu có thể chịu được trước khi bị kéo đứt hoặc kéo sợi. Đơn vị đo của số liệu này là MPa hoặc N/mm2.

Câu trả lời cho thắc mắc giới hạn bền của thép là gì chính là đặc tính kỹ thuật để xác định mức độ thép có thể chịu được trước các cường độ tải trọng khác nhau. Để kiểm soát thông số này, có thể điều chỉnh thành phần và các tỷ lệ nguyên tố hóa học có trong thép. Do đó, các loại thép có tỷ lệ carbon càng cao thì cường lực kéo đứt cao hơn so với thép khác. 

Chỉ tiêu này là một thông số vô cùng quan trọng, thường được dùng trong lĩnh vực thiết kế, phân tích công trình và dự án xây dựng. Bên cạnh đó, giới hạn bền của thép thường cao hơn khoảng 1.5 – 2 lần giới hạn chảy. Nên chúng ta có thể dễ dàng ước lượng thông số giới hạn chảy mà không cần phân tích mất thời gian. Ngoài ra, trong quá trình thiết kế, chế tạo máy móc và nghiên cứu các ứng dụng của khoa học vật liệu cũng cần sử dụng đến giới hạn bền kéo của thép. 

Việc xác định giới hạn bền của thép là gì có thể giúp phân loại thép và có biện pháp sử dụng phù hợp. 
Việc xác định giới hạn bền của thép là gì có thể giúp phân loại thép và có biện pháp sử dụng phù hợp.

Công thức tính giới hạn bền của thép

Để xác định giới hạn bền của thép là gì, chúng ta cần nung chảy vật liệu đến trạng thái biến dẻo vì ở trạng thái này, vật liệu có thể kéo dài đến điểm biến dạng vĩnh viễn và không trở về trạng thái ban đầu khi gỡ bỏ tải trọng. Sau đó, trong vùng biến dạng dẻo thì các loại thép sẽ chống lại độ giãn dài theo cách phi tuyến tính khiến lực đối kháng tăng cao. Một trong những lý do xảy ra hiện tượng này là tình trạng làm cứng cơ học.

Trong quá trình này, cấu trúc tinh thể trong cấu trúc vi mô của vật liệu thép sẽ vượt qua sự biến dạng và sắp xếp lại. Tiếp theo, khi vật liệu thép thử nghiệm cứng lại tại một điểm tối đa làm giảm lực điện trở hoặc lực biến dạng thì đạt tới giá trị ứng suất cực đại, cũng gọi là giới hạn bền của thép. Công thức tính toán giới hạn bền của thép là:

δ = F/ A

Trong đó: 

  • δ: giá trị lực kéo giới hạn cho sự đứt của vật liệu (MPa, N/mm2)
  • F: lực kéo đứt vật liệu (N)
  • A: là thiết diện vật liệu thử nghiệm (mm2)

Để có thể tính toán được giới hạn bền của thép, ở Việt Nam hiện nay thường thuê một bên thứ 3 là Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 – 2 – 3  của tổng cục đo lường Việt Nam.

Đơn vị đo giới hạn bền của thép là MPa hoặc N/mm2
Đơn vị đo giới hạn bền của thép là MPa hoặc N/mm2

Bên cạnh hàm lượng carbon, cấp bền của thép cũng có ảnh hưởng đến giới hạn bền. Thông thường, hai số liệu này sẽ tỷ lệ thuận với nhau và cấp bền chỉ dao động từ 4.6 đến 12.9. Các bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để so sánh tương quan của cấp bền và giới hạn bền thép trên thị trường hiện nay. 

Bảng tra các đặc điểm cơ lý tính của thép xây dựng cơ bản

Thông số cơ tính Cấp bền
4.6 4.8 5.6 5.8 6.8 8.8 10.9 12.9
d ≤ 16 d > 16
Giới hạn bền 400 500 600 800 830 1040 1220
Giới hạn chảy 240 340 300 420 480 640 640 940 1100
Độ cứng HRC  32 34 39 44
HB 114 124 147 152 181 238 242 304 366
Độ giãn dài tương đối 22 20 12 12 9 8
Độ dai va đập 25 30 30 20 15

Giới hạn bền của một số loại thép trên thị trường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thép với đặc điểm và tính chất vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, quý khách có thể tham khảo giới hạn bền của một số loại mác thép quen thuộc nhé.

  • Thép CT3: giới hạn bền của thép CT3 phụ thuộc vào độ dày của thép. Đối với những tấm thép có độ dày dưới 20mm thì giới hạn bền thường gặp là 245 MPa, trong khi đó, độ dày từ 20mm – 40mm thì giá trị giới hạn bền là 235 MPa. Nếu độ dày thép từ 40mm – 100mm thì giới hạn bền của thép CT3 chỉ còn 226 MPa và nếu độ dày lớn hơn 100mm thì giá trị này là 216 MPa. 
  • Thép C45: giới hạn bền của thép C45 thường dao động từ 700 – 800 MPa
  • Thép SS400: giới hạn bền của thép SS400 là 400 – 510 MPa
Giới hạn bền của thép vô cùng đa dạng
Giới hạn bền của thép vô cùng đa dạng

Đại lý nào chuyên thu mua sắt thép phế liệu giá cao nhất thị trường hiện nay?

Dịch vụ mua sắt thép phế liệu xây dựng hiện nay là một lĩnh vực được rất nhiều khách hàng quan tâm. Do đó, đã có rất nhiều cơ sở thu mua nhanh chóng nổi lên trên thị trường, mang đến chất lượng dịch vụ và mức giá thu mua cũng vô cùng đa dạng. Để tránh những rủi ro không mong muốn, quý khách hàng hãy lựa chọn đại lý thu mua thật kỹ càng và cẩn thận nhé. Một số lưu ý mà quý khách có thể tham khảo như sau:

  • Đại lý có nhiều năm kinh nghiệm, được nhiều khách hàng và đối tác đánh giá cao
  • Cơ sở thu mua có đầy đủ máy móc chuyên dụng, phương tiện vận chuyển để có thể tiến hành thu mua tận nơi 
  • Mức giá thu mua sắt thép phế liệu cao nhất trên thị trường, luôn công khai và cập nhật theo từng thời điểm
  • Cung cấp đầy đủ hồ sơ năng lực nhân viên và hợp đồng mua bán có điều khoản rõ ràng
  • Đội ngũ nhân viên lành nghề, có nhiều kinh nghiệm thực tế

Thu mua phế liệu Thịnh Phát đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu mua các loại phế liệu trên thị trường như sắt thép, nhựa, giấy,,… Chúng tôi đảm bảo mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, thu mua nhanh chóng và thanh toán ngay khi hoàn thành hợp đồng. Để biết thêm thông tin về dịch vụ của chúng tôi, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến các thông tin dưới đây. 

Thông tin liên hệ

Công ty thu mua phế liệu Thịnh Phát

  • Địa chỉ: 347 Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Quốc lộ 1A, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Đồng Nai: 40 Nguyễn Ái Quốc, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
  • Chi nhánh Đà Nẵng: 12 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Chi nhánh Hà Nội: 68 Lương Yên, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: 0988 922 622 – 0907 824 888
  • Email: Muaphelieu.88@gmail.com
Mời bạn đánh giá nội dung bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0988922622
Chat Zalo
Gọi điện